ĐẠI CỰ ( Dàjù). Huyệt thứ 27 thuộc Vị kinh ( S 27). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn); Cự ( có nghĩa là thái quá). Huyệt nằm ở chỗ cao nhất ở vùng bụng dưới, lại có tác dụng thông điều trường vị, nên có tên là Đại cự ( lớn thái quá).
ĐẠI CHÙY ( Dàzhuì). Huyệt thứ 14 của Đốc mạch ( GV 14). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, cao, lớn); Chùy ( có nghĩa là ụ xương nổi nhô lên, ở đây chỉ đốt sống cổ thứ 7). Huyệt nằm ở dưới chổ lồi lớn lên của ụ xương cổ thứ 7, nên được gọi là Đại chùy.
ĐẠI CHUNG ( Dàzhòng). Huyệt thứ 4 thuộc Thận kinh ( K4). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn hay vĩ đại); Chung ( có nghĩa là cái chuông, ở đây nói về nơi cuối cùng đổ về của kinh khí. Huyệt là Lạc huyệt của kinh Túc Thái âm Thận, nơi mà khí nhiều và dư thừa. Mặt khác " chung" cũng có thể nói về gót chân, nó nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, huyệt nằm ở trên đó nên có tên gọi Đại chung.
ĐẠI BAO ( Dàbào), Huyệt thứ 21 thuộc Tỳ kinh ( Sp 21). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là chung hay lớn lao); Bao ( có nghĩa là kiểm soát một cái gì đó một cách toàn bộ hay chăm sóc một cái gì). Huyệt Lạc nối chung các lạc mạch khác thuộc kinh Thái âm Tỳ như dạng cái lưới bủa ra chi phối các lạc của kinh âm và kinh dương. Tỳ cũng được xem như rưới khắp các cơ quan tạng phủ và tứ chi, tất cả các mô, các tổ chức của cơ thể chứa đựng chất dinh dưỡng từ Tỳ. Cho nên có tên là Đại bao
ĐÁI MẠCH ( Dài mài). Tên khác: Đới mạch. Huyệt thứ 26 thuộc Đởm kinh ( G 26 ). Tên gọi: Đái ( có nghĩa nịt, dây lưng quần); Mạch ( có nghĩa là đương lưu hành của khí huyết. Huyệt nằm ở trên bụng, nơi dây lưng quần đi qua. Do đó có tên Đái mạch
ĐÀO ĐẠO ( Táodào). Huyệt thứ 13 thuộc Đốc mạch ( GV 13). Tên gọi: Đào ( có nghĩa là đồ sành, đồ gốm, mừng rỡ); Đạo ( có nghĩa là con đường hay lối đi). Huyệt có dấu hiệu bất ổn về tinh thần, suy nhược tinh thần, đau đầu, đau cổ. Đốc mạch chi phối phần dương của cơ thể, hỏa khí đi lên qua mạch này giống như khói đi qua ống khói của lò gạch. Do đó mà có tên là Đào đạo.