NHÂN TRUNG ( Shui gòu). Huyệt thứ 26 thuộc Đốc mạch . Còn có tên khác là Thủy cấu. Tên gọi: Thủy ( có nghĩa là nước); Cấu ( có nghĩa là rãnh). Huyệt nằm trên rãnh nước nên có tên gọi là Thủy cấu.
NHÂN NGHÊNH ( Rényíng - Jenn Ing). Huyệt thứ 9 thuộc Vị kinh (S 9). Tên gọi: Nhân ( có nghĩa chỉ con người và sinh mạng); Nghênh ( có nghĩa là nghênh tiếp, tiếp thu). Động mạch ở hai bên của hầu ( trái táo Adam) có thể tiếp thu khí của ngũ tạng trời đất để nuôi dưỡng con người, nên gọi là Nhân nghênh.
NGƯ TẾ ( YúJì - Iu Tsi). Huyệt thứ 10 thuộc Phế kinh ( L 10). Tên gọi: Ngư ( có nghĩa là cá); Tế ( có nghĩa là lề, bờ). Huyệt này nằm ở chỗ gặp nhau của da trắng và da đỏ, Huyệt nằm ở điểm giữa chiều dài của xương bàn tay 1, sự nhô lên của bắp thịt ở đây ( bờ ngoài cơ dạng ngắn ngón tay cái) tương tự với chỗ tiếp giáp cả da gan tay và da mu tay ở nơi bụng con cá, Do đó mà có tên là Ngư tế.
NGŨ XỨ ( Wu chù - Ou Tchrou - Wu Tchu). Huyệt thứ 5 thuộc Bàng quang kinh ( B 5). Tên gọi: Ngũ ( có nghĩa là 5 ); Xứ ( có nghĩa là nơi). Huyệt thứ tự thứ năm trên đường kinh, nên có tên gọi là Ngũ xứ.
NGŨ KHU ( Wushù - Ou Tchrou). Huyệt thứ 27 thuộc Đởm kinh ( G 27). Tên gọi: Ngũ ( có nghĩa là 5, ở đây nói đến ngũ tạng); Khu ( có nghĩa là then cửa, then chốt, trụ, cái gì đó quan trọng). Huyệt này ở với mức Quan nguyên, dọc theo Đan điền, nơi mà khí ngũ tạng đổ về. Do đó, mà có tên Ngũ khu ( then chốt quan trọng của Ngũ tạng).
NGỌC ĐƯỜNG ( Yu Tăng - Iou Trang - Iu Trung ). Huyệt thứ 18 thuộc Nhâm mạch ( CV 18). Tên gọi: Ngọc ( có nghĩa là đá trắng bích); Đường ( có nghĩa là chính trong cung thất). Ngọc đường là nhà chính là bằng ngọc bích trắng ở trong cung thất, nơi cao quý mà Tâm cư trú. Có người giải thích rằng huyệt này có quan hệ với Phế, được đại diện bởi màu trắng chủ yếu dùng trong những triệu chứng Phế khí bị rối loạn như: tức ngực, ho, hên, suyễn nặng tức nhiều khi nằm, khí đoản, nên gọi là Ngọc đường.
NGỌC CHẨM ( Yùzhen - Iu Tchenn - Iou Tcham). Huyệt thứ 9 thuộc Bàng quang kinh ( B 9). Tên gọi: Ngọc ( nguyên gốc có nghĩa là đá quý nhưng ở đây nói đến Phế); Chẩm ( có nghĩa là gối, ở đây nói đến xương chẩm sau đầu). Huyệt nằm phía sau chẩm ót, nơi quan trọng chủ yếu dùng để chữa nghẹt mũi, mũi là cửa sổ của Phế. Do đó mà có tên Ngọc chẩm.
NGOẠI QUAN ( Wàiguàn - Oaé Koann). Huyệt thứ 5 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 5). Tên gọi: Ngoại ( có nghĩa là bên ngoài, ở đây nói đến mặt ngoài cẳng tay); Quan ( có nghĩa là cửa ải). Đường kinh tới đây, từ cổ tay như đi vào một cửa ải giữa hai gân lớn. Ngoài ra nó là Lạc huyệt của kinh Thủ Thiếu dương. Từ đó, một nhánh kết hợp với Thủ Quyết âm Tâm bào trên mặt giữa của cẳng tay, nó cũng đối diện một một cửa ải bên trong ( Nội quan). Do đó mà có tên Ngoại quan,
NGOẠI LĂNG ( Wàiling - Oae Ling ). Huyệt thứ 26 thuộc Vị kinh ( S 26). Tên gọi: Ngoại ( có nghĩa là ngoài); Lăng ( có nghĩa là cái gò, đống đất lớn). Huyệt nằm trên mặt ngoài của cơ thẳng bụng, nơi có cơ nổi lên như cái gò, nên gọi là Ngoại lăng ( bên ngoài gò).
NGOẠI KHÂU ( Wài qiù - Oáe Tsiou). Huyệt thứ 36 thuộc Đởm kinh (G 36). Tên gọi: Ngoại ( có nghĩa là bên ngoài, mặt ngoài của chân); Khâu ( có nghĩa là cái gò, mô đất. Ở đây nói đến chỗ u lồi nhô lên của xương). Huyệt ở trên mặt bên của chân và khi người ta đi thì cơ quanh huyệt đó tạo thành một chỗ lồi lên. Do đó mà có tên gọi Ngoại khâu.