Hoàng Đế hỏi Thiếu Du : "Nay có người ở đây, họ cùng đi với nhau, đứng 1 chỗ với nhau, trong số có nhiều lớp tuổi già, trẻ... họ mặc quần áo dày mỏng như nhau. vậy mà thình lình gặp 1 cơn gió mạnh, mưa to, có người bị bệnh, có người không bị bệnh, hoặc đều bị bệnh, hoặc đều không bị bệnh, nguyên nhân nào khiến như vậy ?”[1].
Lôi Công hỏi Hoàng Đế : “Ngũ sắc riêng hiện rõ trên Minh đường ư ? Tiểu tử này chưa hiểu ý nói gì”[1]. Hoàng Đế đáp : "Minh đường là vùng trên mũi. Khuyết là vùng giữa đôi mày, đình là nhan (trán và 2 bên), phồn là vùng 2 bên má, tế là vùng cửa vào lỗ tai[2]. Trong khoảng những vùng đó, nếu được biểu hiện nổi bật và rõ ràng, đứng cách nhau chừng 10 bộ, ta cũng thấy được nó hiện ra ngoài, người như thế là thọ (sống lâu), ắt đạt đến trăm tuổi”[3].
Lôi Công hỏi Hoàng Đế : “Đệ tử đã từng thọ nghiệp (y học), thông được Đạo của Cửu châm 60 thiên, từ sáng đến chiều tối lúc nào cũng ân cần phục sự về nó, tìm tòi đọc những sách vở xưa nay như biên tuyệt, giản cấu, tuy thế, đệ tử vẫn 1 lòng đọc lên, ngâm nga lên không rời quyển sách, vậy mà cũng chưa giải được cái ý của sách[1].
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : “Huyết, khí, tinh, thần của con người là nhằm phụng cho sự sống và chu hành tròn vẹn cho tính và mệnh[1]. Kinh mạch là nhằm vận hành cho huyết khí, mở rộng cho Âm Dương, làm trơn nhuận cho cân cốt, làm thông lợi cho các khớp xương[2]. Vệ khí là nhằm làm ấm cho vùng phận nhục, làm sung cho vùng bì phu, làm đạt cho tấu lý, làm chủ cho sự đóng mở [3].
Hoàng Đế hỏi Thiếu Du : “Ta nghe rằng trăm bệnh xảy ra, ắt phải sinh ra từ khí Phong, Vu, Hàn, Thử, chúng đi dọc theo lớp lông hào mao để nhập vào đến tấu lý rồi hoặc quay trở ra, hoặc lưu lại, hoặc thành chứng Phong thũng, mồ hôi xuất ra, hoặc thành chứng Tiêu đơn, hoặc thành chứng Hàn nhiệt, hoặc thành chứng Lưu tý, hoặc thành chứng Tích tụ, kỳ tà tràn ngập nhiều không kể xiết[1]. Ta mong được nghe về nguyên nhân nào đã khiến nên như thế ? [2]Ôi ! Cũng đồng thời bị bệnh, hoặc bệnh như thế này, hoặc bệnh như thế kia[3]. Có ý cho rằng chính Trời đã sinh ra Phong tà dành cho con người ư ? Vấn đề khác nhau thế nào ?”[4].
Hoàng Đế hỏi : “Ta đã nghe nói về 9 thiên của Cửu châm, ta đã tự nắm được những pháp độ của nó, ta cũng đã nắm rất đầy đủ về ý nghĩa của nó, Ôi ! Cửu châm bắt đầu ở nhất mà chấm dứt ở cửu[1]. Tuy nhiên, ta vẫn chưa hiểu được cái đạo quan yếu của nó. Ôi ! Chín loại kim này, nếu nhỏ thì nó nhỏ cho đến nỗi không gì có thể nhỏ hơn bên trong nó, nếu to thì nó to cho đến nỗi không gì có thể to hơn bên ngoài nó, nếu sâu thì nó sâu cho đến nỗi không gì có thể sâu hơn bên dưới nó, nếu cao thì nó cao cho đến nỗi không gì có thể cao hơn trên đỉnh nó, nó biểu hiện được trạng thái hoảng hốt vô cùng, nó hiện diện tràn ngập đến nơi không bờ bến[2]. Ta biết rằng nó hợp với sự biến hóa của Thiên Đạo, của nhân sự, của tứ thời, tuy nhiên, ta muốn gom nó lại, cột nó lại như những sợi lông mao để rồi nó sẽ thành 1 thể nhất được không ?”[3].
Hoàng Đế hỏi : "Ôi ! Trăm bệnh bắt đầu sinh ra, đều khởi lên ở các khí Táo Thấp Hàn Thử Phong Vũ, Âm Dương, vui mừng, giận dữ , ăn uống, cư xử, các khí hợp lại để biểu hiện ra hình dáng, khi gây bệnh ở tạng nào đều có tên gọi[1]. Những điều nói trên, ta đều biết cả rồi, nhưng có một điều là trăm bệnh xảy ra đa số đều theo lẽ đán huệ (sớm) thì dễ chịu, trú an (sáng vẫn an lành), tịch gia (chiều đến thì tăng lên), dạ thậm (giữa đêm thì nặng hơn), Tại sao thế ?”[2]
Hoàng Đế hỏi : "Ta mong được nghe về tà khí tràn ngập, mở rộng"[1]. Kỳ Bá đáp : "Chính tà đi từ ngoài để tấn công vào trong, nhưng chưa có nơi ổn định, ngược lại nó sẽ tràn ngập vào trong tạng và cũng không thể có chỗ ở yên định, nó cùng đi theo với khí doanh vệ rồi lại bay bổng theo với hồn và phách, nó sẽ làm cho con người nằm không yên và thường hay nằm mộng[2]. Nếu khí tràn ngập vào phủ thì bên ngoài sẽ hữu dư, bên trong lại bất túc[3]. Nếu khí tràn ngập vào tạng thì bên trong sẽ hữu dư bên ngoài lại bất túc"[4].
Hoàng Đế hỏi : "Ta đã nhận được ý nghĩa của cửu châm nơi phu tử, nhưng ta có xem riêng các phương trị bệnh, ta thấy có khi phải dẫn dắt để được hành khí, hoặc dùng phép án ma, phép cứu chườm, phép châm biếm, uống thuốc, có thể chọn một trong những phép trên, hay là áp dụng tất cả (cho một người bệnh) ?"[1]. Kỳ Bá đáp : "Khi nói chư phương (các phương) là có ý nói đến phương nào đó dùng cho một số người nào đó, không thể dùng tất cho một người"[2].
Hoàng Đế hỏi : "Ta nghe nói Thiên thuộc Dương, Địa thuộc Âm, Nhật thuộc Dương, Nguyệt thuộc Âm, những điều nói trên hợp với con người như thế nào ?"[1]. Kỳ Bá đáp : "Từ thắt lưng trở lên thuộc Thiên, từ thắt lưng trở xuống thuộc Địa, cho nên Thiên thuộc Dương, Địa thuộc Âm, cho nên 12 kinh mạch của Túc nhằm ứng với 12 nguyệt[2]. Nguyệt sinh ra từ thủy, cho nên bên dưới thuộc Âm, 10 ngón tay thuộc Thủ nhằm ứng với 10 nhật, nhật chủ về Hỏa, cho nên bên trên thuộc Dương"[3].