Hoàng Đế hỏi rằng: Xin cho biết 12 Tạng có những nhiệm vụ gì và quí tiện như thế nào? (63) Kỳ Bá thưa răng: (64)
Hoàng Đế hỏi: Người có 4 kinh, 12 tùng là thế nào? (24). Kỳ Bá thưa: Bốn kinh ứng với 4 mùa, 12 tùng ứng 12 tháng, mười hai tháng ứng 12 mạch (25). Mạch có Âm Dương khác nhau. Biết dương sẽ biết được Âm, biết Âm sẽ biết được dương (26). Phàm về Dương gồm có cả năm. Năm lần năm sẽ có hai mươi nhăm phần Dương (26). Phàm gọi là Âm, tức là chân tạng. Nếu chân tạng hiện sẽ bại, bại sẽ chết (27). Phàm gọi là Dương tức là dương của Vị quản (28).
Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi nghe: trời là dương, đất là Âm; nhật là dương, nguyệt là Âm. Hợp cả tháng đủ, tháng thiếu, cộng có 360 ngày, thành một năm. Con người cũng ứng theo như vậy. Nay xét về ba kinh Âm, ba kinh Dương, lại có khi không tương ứng, là vì sao? (1). Kỳ Bá thưa rằng: Về Âm dương, lúc bắt đầu, đếm có thể tới 10, suy ra có thể tới số trăm, do trăm đếm tới nghìn, do nghìn đếm tới vạn...Rồi đếm không thể đếm. Nhưng về cốt yếu, vẫn chỉ là có ‘một’ (2).
Hoàng Đế nói: Âm Dương là đạo của trời đất, là giường mối của muôn vật, là cha mẹ của sự biến hóa, là gốc ngọn của sự sinh sái, là cái kho chứa mọi sự thần minh (1).
Hoàng Đế hỏi: ‘Trời có 8 thứ gió, Kinh có 5 thứ gió, là nghĩa thế nào’? [1] Kỳ Bá thưa: ‘Tám thứ gió nếu là ‘tà phong’, phạm vào kinh, tức thành Kinh phong, nó xÂm vào 5 tạng, bệnh sẽ do đó mà phát sinh [2]. Chỉ cần được cái ‘sở thắng’ của 4 mùa, như : Xuân thắng Trường hạ, Trường hạ thắng Đông, Đông thắng Hạ, Hạ thắng Thu, Thu thắng Xuân. Đó tức là cái sở thắng của nó [3].
Hoàng-Đế hỏi : “Ôi ! từ xưa đến nay, mạng sống của con người đều thông với ‘Thiên’, gốc của mạng sống lấy gốc ở Âm Dương [1]. Trong khoảng Trời Đất, trong khoảng lục hợp, dù cho cửu châu ( dưới đất) hoặc cửu khiếu, ngũ tạng, thập nhị tiết trong con người, tất cả khí đó đều thông với ‘Thiên Khí’ [2]. Khí đó sinh ra ngũ hành, khí sinh ra ‘Tam khí’ [3]. Nếu con người nhiều lần phạm vào sự ‘thông khí’ đó thì tà khí sẽ làm ‘thương’ đến bên trong, vì đây chính là cái ‘gốc’ của sự sống ‘thọ mệnh’ [4].
Ba tháng mùa xuân gọi là lúc phô bầy cái mới mẻ, Trời đất đều đang lúc sinh, vạn vật được tươi tốt [1]. Con người nên đi ngủ muộn và thức dậy sớm, đi bộ trong sân, xõa tóc với dáng điệu hòa hoãn, tất cả nhằm làm cho cái chí với mình được sinh ra [2]. Chúng ta chỉ nên làm những hành động giúp cho sự sống (sinh) mà không nên làm những hành động giết chết, nên cho mà không chiếm đoạt, nên thưởng thức mà không nên phạt [3]. Đó là chúng ta ứng với xuân khí, cũng là đạo ‘dưỡng sinh ‘ vậy [4]. Nếu nghịch lại, sẽ làm thương đến Can, đến mùa Hạ sẽ bị bệnh hàn, đó là vì xuân khí không ‘ phụng ‘ đủ khí ‘hạ trưởng ‘ cho mùa hạ [5].
Ngày xưa, Hoàng Đế khi sinh ra đã có tính thần linh, tuổi còn nhỏ đã biết nói, còn bé đã xử lý mọi việc nhanh nhẹn và chu đáo. Khi lớn lên, tính tình ông đôn hậu, minh mẫn. Khi thành nhân ông được lên ngôi vua [1]. Có lần ông hỏi Thiên Sư (Kỳ Bá) rằng : “Ta nghe rằng người thì thượng cổ tuổi tác có đến trăm tuổi mà động tác vẫn không suy yếu, người thì nay tuổi mới nửa trăm mà động tác đều suy yếu.