HY THIÊM (Herba Siegesbeckiae) Còn gọi là Hy thiêm thảo, Cỏ đĩ, Cứt lợn là toàn cây Hy thiêm dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo. Cây thuốc có tên khoa học là Siegesbeckia orientalis L.; S.pubescens Mak; S.Glabre scens Mak, và nhiều loại khác như S.Glutinosa Wall; Minyranthes Heterophylla Turcz thuộc họ Cúc (Asteraceae hoặc Compositae), mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.
HUYẾT GIÁC còn gọi là cây xó nhà, cây dứa dại, cây giáng ông. Tên khoa học Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep.); thuộc họ hành tỏi Liliaceae. Vị thuốc huyết giác là chất gỗ màu đỏ, do một loại sâu hay nấm gây ra trên gỗ cây huyết giác già cỗi mục nát. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết khứ ứ.
HUYẾT DỤ ( Folium Cordyline ) còn tên gọi là phật dụ, thiết thụ (trung dược), chổng đeng (Tày), co trướng lậu (Thái), quyền diên ái (Dao), Tên khoa học: Cordyline terminalis Kanth var. ferrea Bak. (Tên đồng nghĩa Cordyline fruticosa (L.) A. Cheval. và Cordyline ferrea C.Koch), họ Hành (Liliaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVIII - Chỉ huyết.
HUYỀN SÂM (Radix Scrophulariae Ningpoensis) Huyền sâm còn gọi là Hắc sâm, Nguyên sâm là rễ của cây Huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl). Theo tài liệu của Giáo sư Đỗ tất Lợi Huyền sâm có tên khoa học là Scrophularia buergeriana Miq và Scrophularia Oldhami Oli. Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm X - Thanh nhiệt lương huyết.
HUYỀN HỔ (Phizoma Corydalis) Huyền hồ dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo thập di là thân rễ đã chế biến khô của cây Huyền hồ sách cũng gọi là Diên hồ sách, Huyền hồ, Nguyên hồ ( Corydalis bulbosa DC) họ Cải cần ( Fumariaceae). Cũng có loại Diên hồ sách có tên La tinh là Corydals turschaninovii Bess f.yanhusuo Y.H.Chou et C.C. Hsu. Cây Diên hồ sách mọc nhiều ở tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Thường được bào chế với giấm để tăng tác dụng giảm đau. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết khứ ứ.
HƯƠNG PHỤ ( Rhizoma cyperi rotundi ) Hương phụ còn gọi là cây Cỏ cú, củ gấu là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Củ gấu Cyperus rotundus L. thuộc họ Cói ( Cyperaceae ) dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục. Cây Củ gấu mọc khắp nơi trên đất nước ta và nhiều nước khác châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Indonesia. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVI - Hành khí.
HƯƠNG NHU ( Herba Elshltziae Splenttensis ) Hương nhu là một vị thuốc dùng toàn cây trừ rễ của cây Hương nhu gồm nhiều loại khác nhau. Ở nước ta có Hương nhu tía (Ocimum sanxctum L) và Hương nhu trắng ( Ocimum Gratissimum L ) đều thuộc họ Hoa môi (Labiatae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm VI - Thanh nhiệt giải thử.
Hương gia bì Tên khoa học: Cortex Periplopcae radicis. Bộ phận dùng: vỏ rễ của cây Hương gia bì ( Periploca sepium Bge.) , họ Thiên Lý- Asclepiadaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm X - Thanh nhiệt lương huyết.
Húng chanh Húng chanh, Rau tần dày lá, Rau thơm lông - Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng (Coleus amboinicus Lour.), thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XII - Chỉ khái bình suyễn.
HỔNG HOA (Flos Carthami) Hồng hoa là hoa phơi hay sấy khô của cây Hoa hồng (có hoa màu đỏ) Carthamus tinctorius L. dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo, thuộc họ Hoa cúc ( Asteraceae - Compositae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết khứ ứ.