MƯỚP GAI còn gọi Ráy gai, Chóc gai, Mớ gai, Mốp gai, Cừa, Sơn thục gai, rau Mác gai, Móp gai (miền Nam), K’ lạng dờn (K’Ho); có tên khoa học Lasia spinosa (L.) Thwaites, (Lasia aculeata Lour., Dracontium spinosum). Cây Ráy gai thân thuộc thảo. Lá, thân đều có gai. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm VII - Thanh nhiệt giải độc.
MUỒNG TRÂU Tên khoa học: Cassia alata L. Họ:Đậu (Fabaceae).Tên khác:Muồng lác Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXI - Tả hạ, nhuận hạ.
Mù u Mù u, Cồng hay Hồ đồng - Calophyllum inophyllum L., thuộc họ Măng cụt - Clusiaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIX - Dùng ngoài.
MỘT DƯỢC (Myrrha) Một dược dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Dược tính bản thảo", là chất nhựa dầu lấy ở cây Một dược ( Commiphora Myrrha Engl.) hoặc cây Một dược khác có tên La tinh là Balsamodendron Ehrenbegianum Berg. Nơi sản xuất chính là Xômali và các nước ở bán đảo Á Rập. Thuộc họ Đào lộn hột ( Anacardiaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết khứ ứ .
MỘC QUA (Fructus Chaenomelis Lagenariae) Mộc qua là quả chín phơi hay sấy khô của cây Mộc qua (Chaenomeles lagenaria (Loisel.) . Ở Trung Quốc có khi dùng quả của cây Quang bì Mộc qua (C.sinensis (Thouin) Koehne. Mộc qua dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục. Ta còn phải nhập thuốc này của Trung Quốc. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.
MỘC HƯƠNG ( Radix saussureae lappae) Mộc hương là rễ phơi hay sấy khô của cây Mộc hương, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Cây Mộc hương có nhiều loại, sách Trung dược học ( Trung Quốc) nêu 2 loại: Vân mộc hương Saussurea lappa mọc ở vùng Lệ giang tỉnh Vân nam ( nên có tên Vân mộc hương) và Xuyên mộc hương Viadiminia souliei (Franch) Ling. Còn loại trồng ở Ấn Độ, Miến Điện thì sách thuốc Trung Quốc gọi là Quảng mộc hương. Sách của Đỗ Tất Lợi có giới thiệu thêm cây Thổ mộc hương Inula helenium L. đều thuộc họ Cúc. Theo Đỗ Tất Lợi, hiện ta đã di thực được 2 loại Quảng mộc hương và Thổ mộc hương. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVI - Hành khí.
MƠ TAM THỂ Tên khoa học: Paederia foetida L. Họ:Cà phê (Rubiaceae). Tên khác: Mơ tam thể, dây thối địt, lá mơ, dắm chó, Mẫu cẩu đằng, Ngũ hương đằng, Thanh phong đằng, Ngưu bì đống, Mao hồ lô, khau tất ma (Tày), co tốt ma (Thái). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IX - Thanh nhiệt táo thấp.
MỎ QUẠ Tên khoa học: MACLURA COCHINCHINENSIS (Lour.) Corner Họ: MORACEAE Tên khác: hoàng lồ, cây bớm, sọng vàng, gai mang, nam phịt (Tày), gai vàng lồ. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm VII - Thanh nhiệt giải độc.
MIẾT GIÁP ( Carapax Amydae Sinensis) Còn gọi là Mai ba ba, Thủy ngư xác, Giáp ngư, Miết xác, được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Miết giáp là Mai con Ba ba gồm nhiều loại khác nhau như ng phổ biến nhất là con Ba ba Trionyx sinensis Wegmann hay Amyda sinensis Stejneger thuộc họ Ba ba ( Trionychidae). Loại Ba ba này có nhiều ở miền Bắc và miền Trung nước ta, sống ở hồ ao, sông lạch, độ cao khác nhau. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVI - Bổ âm.
MÍA DÒ. Tên khác: Mía dò, Cát lối, Ðọt đắng - Costus speciosus (Koenig) Sm., thuộc họ Mía dò - Costaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IX - Thanh nhiệt táo thấp.