Cây Tía tô được trồng khắp nơi ở nước ta để lấy lá ăn, làm rau sống và làm thuốc. Đến mùa thu quả chín hái về rửa sạch bỏ tạp chất phơi khô. Làm thuốc dùng Tô tử sống hoặc sao Tô tử, chích Tô tử.
Tính vị qui kinh:
Tô tử vị cay tính ôn, qui kinh Phế, Đại tràng.
Theo các sách thuốc cổ:
Thành phần chủ yếu:
Hạt Tía tô có dầu lỏng 45 - 50% (gọi là dầu Tô tử), vitamin B1, amino acid.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Tô tử có tác dụng chỉ khái bình suyễn, lợi tiểu tiêu phù.
Chủ trị các chứng đàm diên thịnh, khí nghịch ho suyễn, trường táo tiện bí (tiêu bón do đại trường táo).
Trích đoạn Y văn cổ:
B.Kết quả nghiên cưú dược lý hiện đại:
Chưa thấy có tài liệu nào ghi nhận gì.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị ho kéo dài khó khỏi do viêm họng, viêm phế quản mạn, hen phế quản:
2.Trị lãi đũa: dùng hạt Tô tử giã nhỏ nhai uống, liều mỗi lần:
+ Trẻ từ 4 đến 10 tuổi: 20 - 50g/lần.
+ Người lớn: 50 - 70g, ngày 2 - 3 lần uống lúc đói, liên tục 3 ngày hoặc hơn.
Trị 100 ca kết quả ra giun 92 ca (Lưu Thiên Vũ, Báo Trung y Tứ Xuyên 1986,8:47).
Liều thường dùng và chú ý:
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet.