CHƯƠNG 45 : QUYẾT LUẬN

Thứ bảy - 09/11/2013 12:27

Hoàng đế nội kinh tố vấn

Hoàng đế nội kinh tố vấn
Hoàng Đế hỏi: Bệnh quyết (tay chân giá lạnh) chia ra hàn nhiệt, là vì sao ? [1] Kỳ Bá thưa rằng: Dương khí suy ở dưới thời thành chứng Hàn quyết, âm khí suy ở dưới, thời thành chứng Nhiệt quyết (1) [2].
Hoàng Đế hỏi:
Về chứng Nhiệt quyết, tức là dương quyết, vậy sao lại khởi tứ túc tâm (lòng bàn chân, thuộc âm).? [3]
Kỳ Bá thưa rằng:
Dương khí phát ra khởi rừ ngoài năm đầu ngón chân. Phàm âm mạch hợp ở dưới chân mà tụ ở Túc tâm. Vì dương khí thắng, nên túc tâm nhiệt [4].
 Vế chứng Hàn quyết, tức là âm quyết, vậy sao lại khởi tử năm đầu ngón tay, rồi lan đến gối.? [5]
 Aâm khí phát ra khởi từ phía trong năm ngón tay, hợp ở dưới gối, mà tụ ở trên gối. Vì âm khí thắng, nên từ năm ngón tay đến trên gối hàn. Chứng hàn đó, không pháp sinh từ bên ngoài mà là từ bên trong [6].
 Hoàng Đế hỏi:
Về chứng Hàn quyết, do Tàng nào bị khiếm khuyết mà gây nên? [7]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Tiền âm là nơi tụ họp của Tông cân, và là chỗ “hợp” của Thái âm, Dương minh [8].
 Về hai mùa Xuân, Hạ thời dương nhiều mà âm khí ít, về hai mùa Thu Đông thời Aâm khí thịnh mà Dương khí suy [9].
 Giờ người mắc bệnh đó, vì sức khỏe, về hai mùa Thu Đông làm lụng quá độ, khí ở dưới cố dẫn lên, không thể lại quay trở xuống... Do đó, tinh khí cũng bị ràn ra ở dưới. Cái tà âm hàn liền thừa cơ mà sấn lên [10].
 Phàm khí, đều phải nhờ ở trung tiêu. Giờ Dương khí suy, không thể thấm nhuần ra Kinh, Lạc, dương khí càng ngày sút dần, âm khí càng ngày thịnh lên... vì vậy nên tay chân hàn [11].
 Hoàng Đế hỏi:
Về chứng nhiệt quyết, do Tàng nào khiếm khuyết mà gây nên? [12]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Rượu uống vào Vị, thời Lạc mạch “mãn” mà Kinh mạch ‘hư”. Tỳ là một cơ quan du chuyển tân dịch cho Vị. Aâm khí đã hư, thời Dương khí sẽ lấn vào, do đó Vị thành ra không hòa. Vì Vị không hòa, nên tinh khí bị kiệt, không thể thấm nuôi ra Tứ chi...Vậy người mắc bệnh đó, tất do sự uống say, ăn nó mà nhập phòng, khí tụ ở Tỳ, không tán đi được. Tửu khí với cốc khí cùng xung đột nhau, nhiệt thịnh ở bên trong, cho nên khắp mình đều nhiệt, mà nước tiểu cũng đỏ [13]. Ngâm như rượu, khí của nó thịnh mà tật hãn, nó làm cho Thận khí hằng ngày suy sút, Dương khi hàng ngày tăng lên, vì vậy nên thủ túc mới nhiệt [14].
 Hoàng Đế hỏi:
Về chứng quyết, có khi khiến người phúc mãn, có khi khiến người đột nhiên bất tri nhân (không biết người, tức bất tỉnh...), có người đến nửa ngày, hoặc suốt ngày, rồi mới tri nhân, là vì sao? [16]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Aâm khí thịnh ở trên thời dưới hư: vì dưới hư nên thành chứng phúc trướng mãn... Dương khí thịnh ở trên, thời khí ở dưới cũng theo lên, do đó tà khí cũng ngược lên, tà khí đã ngược lên thời Dương khí loạn. Dương khí loạn nên bất tri nhân [16].
 Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết chứng Quyết của sáu Kinh mạch như thế nào ? [17]
 Kỳ Bá thưa rằng:
Chứng Quyết thuộc kinh Cự dương thời đầu nhức và nặng, chân đi khó khăn, có khi chóng mặt mà ngã [18].
Chứng quyết của kinh Dương minh thời phát điên, chỉ muốn chạy ra kêu to, phúc mãn không thể nằm, mặt đỏ mà nóng, thấy bậy nói càn [19].
 Chứng quyết của kinh Thiếu dương, bỗng dưng tai điếc, quai hàm sưng mà nhiệt, sườn đau, xương đầu gối không cử động được [20] .
 Chứng quyết của kinh Thái âm, thời phúc mãn mà trướng vượt lên, đại tiện khi, không muốn ăn, ăn vào thời nóân, không nằm được [21].
 Chứng quyết của kinh Thiếu âm thời miệng khô, nước tiểu đỏ, phúc mãn và tâm thống [22].
 Chứng quyết của kinh quyết âm thời Thiếu phúc sưng và đau, phục trướng, tiểu tiện không lợi, hay nằm co đầu gối, âm hành rụt lại hoặc sưng, trong bọng chân nóng. Thịnh thời nên tả, hư thời nên bổ. Không thịnh không hư, nên thích ở bản kinh [23].
 Chứng quyết nghịch ở Thái âm, ống chân đau rút. Tâm thống dẫn xuống phúc. Nên trị nơi chủ bệnh (tức Tỳ, vị Tỳ chủ về khí ở kinh này). (1) [24].
Chứng quyết nghịch của thiếu âm, hư mãn và ẩu nghịch, đi tả ra nước trong, nên trị nơi chủ bệnh của nó [25].
 Chứng quyết nghịch của quyết âm, vòng ngang lưng đau, hư mãn và tiểu tiện bị vít, nói mê lảm nhảm... nên trị nơi chủ bệnh [26].
 Ba kinh âm đều nghịch, đại tiểu đầu bị vít, khiến bệnh nhân tay chân giá lạnh, trong vòng ba ngày sẽ chết (1) [27].
Chứng quyết nghịch của Thái dương, ngã lăn, ẩu huyệt, hay Nục (đổ máu đằng mũi). Nên trị ở nơi chủ bệnh [28].
 Chứng quyết nghịch của Thiếu dương, các cơ quan không dễ dàng, khiến cho yêu đau không đi được, cổ đau không ngoảnh được. Rồi phát ra chứng Trường ung, hoặc phát sinh, sẽ chết [29].
Chứng quyết nghịch của Dương Minh, suyễn và ho, mình nóng, hay kinh, nục ẩu huyết [30].
 Chứng quyết nghịch của Thủ Thái âm, hư, đầy mà ho, hay nóân ra nước dãi... Trị ở nơi  chủ bệnh [31].
Chứng quyết nghịch của Thủ Thái âm, Tâm thống rút lên cuống họng, mình nóng, không thể chữa [32].
 Chứng Quyết nghịch của Thủ Thái dương, tai điếc, nước mắt chảy ra, cổ không thể ngoảnh được, yêu không thể cú ngửa được. Trị ở nơi chủ bệnh [33].
 Chứng quyết nghịch của Thủ Dương minh, phát chứng Hầu tý, sưng trong cuống họng, hoặc thành chứng “Kinh”. Trị ở nơi chủ bệnh (1) [34].

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây