THIÊN 49 : MẠCH GIẢI

Thứ bảy - 09/11/2013 12:28

Hoàng đế nội kinh tố vấn

Hoàng đế nội kinh tố vấn
Ở Thái Dương mà “nói là”: Yêu thũng, mông đau, là vì tháng giêng, kiến Dần, Dần thuộc Thái dương. Tháng giêng, Dương ra ở trên, nhưng Aâm vẫn còn thịnh. Dương chưa có thể theo đúng thứ tự đề ra. Do đó, sinh ra chứng yêu thũng và mông (tức hao mông) đau [1]. Bệnh thiên hư mà đi (đi lệch), do tháng giêng dương khí đã giải đồng, địa khí tiết ra được rồi. Vậy mà nói là “thiên hử”, là vì khí mùa Đông rét, khí bất túc nên sinh chứng như vậy [2].
Nói là: “Cổ cứng, đau rút xuống lương...” là vì khí của Thái dương dẫn lên quá mạnh, rồi ngẽn lại ở đó [3].
 Nói là: “Nếu quá lắm sẽ phát cuồng, phát điên... “Đó là vì Dương khí bốc lên cả trên, mà Aâm khí đành trơ trọi ở dưới. Dưới hư trên thực, nên mới sinh ra cuồng và điên, như vậy [4].
 Nói là: “Mạch phù sẽ phát điếc...” Đều chỉ về bệnh phát sinh tại khí [5].
 Nói là: “Dương khí vào trong sẽ thành ấm...:Đó là nói Dương khí đã suy, mà âm cũng hư, nên thành chứng trạng như vậy [6].
 Phàm những chứng bị “nóäi đoạt” mà quyết, gây nên Aám và Phi (tứ chi rã rời) đều bởi Thận hư. Khí của Thiếu âm Thận không dẫn đến, cũng gây nên chứng quyết [7].
 Ở Thiếu dương mà nói là “Tâm, Hiếp Thống”... Đó là nơi khí của Thiếu dương thịnh. Sở dĩ thịnh vì nó là Biểu của Tâm. Tới tháng chín, Dương khí hết mà âm khí thịnh, nên phát sinh là vì âm khí chủ về tàng vật. Vật đã tàng thời không thể động được, nên mới không thể trở mình [8].
 Nói là: “Quá lắm thời chỉ muốn chạy nhảy...”. Đó là vì: Về tháng chín, muôn vật đều hư, cỏ cây rụng héo, thời khí ở con người cũng lánh Dương mà tới Aâm. Duy cái khí của Thiếu dương đương thịnh, dù có lọt vào ở bên dưới, nhưng vẫn có ý muốn bốc mạnh trở lên, nên mới thành chứng trạng như vậy [9].
 Ở Dương Minh mà nói là “Rờn rợn, run rét...” Bởi Dương minh thuộc Ngọ, Tháng năm, là tháng một Aâm ở trong thịnh dương. Dương đương thịnh mà Aâm xen vào, nên mới thành chứng rờn rợn, run rét [10].
 Nói là: “Bộng chân thũng, không tự do lại được”, do là vì tháng năm, một Aâm đã phát sinh ở trong thịnh dương mà Dương cũng bắt đầu suy từ đó. Nhưng bởi một Aám mới sinh cùng Dương xung đột, gây thành chứng hậu như vậy [11].
Nói là: Thượng suyễn mà thành Thủy thũng... “Đó  là vì Aâm khí đã hạ giáng lại rấn lên, lên cùng với tà khi ký túc ở khoảng Tàng, Phủ, vì vậy nên Thủy thũng [12].
 Nói là: “Hung thống và thiểu khí...” Đó là vì thủy khí ký túc ở Tàng, Phủ, Thủy thuộc Aâm khí, Aâm khí xen vào trong, nên mới thành hung thống và thiếu khí [13].
 Nói là: “Quá lắm thời quyết, ghét người với hỏa, nghe tiếng “gõ” (mộc) thời rùng mình mà sợ..” Đó là vì Aâm khí với Dương khí cùng xung đột lẫn nhau, Thủy với Hỏa cùng ghét, nên mới rùng mình mà sợ [14].
 Nói là: “Muốn đóng kín cửa mà ở một mình”. Đó là vì Aâm Dương cùng xung đột nhau. Dương đã hết mà Aâm lại thịnh, nên mới muốn đóng cửa mà ở một mình [15].
 Nói là: “Bệnh đến thời muốn lên cao mà hát, cởi bỏ áo mà chạy...” đó là vì âm dương lại tranh giành nhau rồi dồn cả ra dương phận ở bên ngoài, nên mới gây thành chứng trạng như vậy [16].
 Nói là: “Ký túc ở Tôn lạc, thời sinh ra nhực đầu, ty nục, và phúc thũng...” Đó là vị khí của Dương minh dồn lên trên. Trên tức là thuộc về Tôn lạc của Thái âm. Nên mới gây thành các chứng trạng như vậy [17].
 Ở Thái âm, nói là “sẽ phát bệnh trướng”, vì Thái âm thuộc Tý, tháng mười một, khi của muôn vật đều thâu tàng vào trong, nên phát bệnh trướng [18].
 Nói là: “chạy lên tâm thành chứng ợ...” vì âm khi thịnh dồn lên trên Dương minh “lạc” của Dương minh lạc thuộc Tâm, nên thành chứng ơ. [19]
Nói là “Aên vào thời ọe”, là vì vật chứa ở bên trong đầy ràn quá mà sinh ra [20].
 Nói là: “Nếu được đại tiện hay trung tiện thời sẽ dễ chịu...” Vì tới tháng mười hai, âm khí suy ở dưới Dương khí muốn tiết ra đằng trên, nên dưới cũng có tiết được ra mới dễ chịu [21].
 Ở Thiếu âm, nó là “sẽ phát yêu thống...” Vì thiếu âm tức là Thận. Về tháng mười, dương khí đều bị thương, nên mới yêu thống [22].
 Nói là: Aáu, khái, thượng khí và suyễn” là vì Aâm khí ở dưới dương khí ở trên. Dương khí phù lên trên, không nương tựa vào đâu, nên phát chứng như vậy [23].
 Nói là: “Mọi việc đều không thể làm, không thể đứng lâu, ngồi lâu, đứng lên thời mắt tờ mờ trông không tỏ...” Đó là vì muôn vật âm dương không định, chưa có chủ, Khí Thu mới đến, sương Thu mới xuống, muôn vật túc sái, âm dương bị đoạt, nên mới thành các chứng như vậy [24].
 Nói là: “Ít khí và hay nóä...” Đó là vì khí của Thiếu dương không thông đạt ra bên ngoài, do đó dương khi không tiết ra được, Can khí cũng vì vậy mà không được thư xướng nên mới sinh ra hay nóä Chứng đó gọi là Tiên quyết [25].
 Nói là: “Thường sợ sệt như sắp bị người bắt”. Đó là vì: Dương khí bên trong ít đi, âm khí bên ngoài lọt vào, hai khi cùng xung đột, nên mới thường sợ sệt [26].
 Nói là: “Ngửi mùi thức ăn thì ghét...” Đó là vì Vị không có khí nên thành như vậy [27].
 Nói là: Sắc mặt đen xạm” đó là vì khí bị đoạt ở bên trong, nên huyết sắc ở bên ngoài cũng biết đi mất [28].
 Nói là: “Khái thời lại có huyết...” Đó là vì Dương mạch bị thương. Dương khí chưa thịnh ở bộ phận trên mà mạch lại mãn. Mãn thời khái, mà thường khi lại ra cả đằng mũi [29].
 Ở quyết âm, mà nói là: “phát các chứng bệnh điên, sán, đàn bà thũng ở Thiếu phúc v.v... Đó là vì quyết -âm thuộc Thìn. Tháng ba, ân tà sinh ra ở trong Dương, nên mới thành chứng điên sán và thũng ở Thiếu phúc [30].
 Nói là: “Sinh ra các chứng đồi, long, sán...” (đều là tên vác chứng khó tiểu tiện). Là vì: về tháng đó âm khí thịnh, khiến cho mạch phát trướng không thông, nên sinh chứng như vậy [31].
 Nói là: Quá lắm thời “ách can” và “nhiệt trung...”là vì âm dương cùng xung đột nhau, sinh ra nhiệt. Vì sinh ra nhiệt nên mới thành chứng nhiệt trung và ách can [32].

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây