THIÊN THỨ BA BIỆN VỀ MẠCH, CHỨNG VÀ PHÉP TRỊ BỆNH BÁ HỢP, HỒ HOẶC, ÂM DƯƠNG ĐỘC ĐIỀU 1 Luận rằng Bệnh bá hợp 100 mạch 1 dòng, tất sinh ra bệnh, ý muốn ăn lại không ăn được, muốn đi không đi được, ăn uống hoặc có lúc ngon, hoặc có lúc ghét ăn, như lạnh không phải lạnh, như nóng không phải nóng, miệng đắng, tiểu tiện đỏ, các thuốc không trị được, uống thuốc vào thì thổ, lợi dữ tợn, như có thần linh, thân hình như hòa, mạch Vi, Sác.
Thương hàn luận - Quyết âm kinh (Điều 326 - 395)
Thương hàn luận - Thái âm kinh (Điều 282 -325)
Thương hàn luận - Thái âm kinh ( Điều 274 - 281)
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : “Ta nghe con người hợp với Thiên Đạo, bên trong có ngũ tạng để hợp với ngũ âm, ngũ sắc, ngũ thời, ngũ vị[1]. Ngũ vị : bên ngoài có lục phủ để ứng với lục luật, lục luật để “kiến” nên các kinh thuộc Âm Dương nhằm hợp với thập nhị huyệt, thập nhị thần, thập nhị tiết, thập nhị kinh thủy, thập nhị thời, thập nhị kinh mạch[2]. Đây là sự “ứng” của ngũ tạng lục phủ với Thiên Đạo[3]. Ôi ! Thập nhị kinh mạch là nơi con người dựa vào để sống, nơi mà bệnh dựa vào để thành, nơi mà con người dựa vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để khởi lên; cái học (về y) bắt đầu từ đây, sự khéo léo (của người thầy thuốc) phải đạt đến (sự hiểu biết về nó)[4]. Người thầy vụng về thường hay đổi sự hiểu biết của mình về nó, người thầy thuốc khéo léo xem nó là vấn đề khó khăn (cần đạt đến)[5]. Ta xin hỏi thầy về sự “xuất nhập ly hợp của nó” như thế nào ?”[6].
Lôi Công hỏi Hoàng Đế : “Thiên ‘Cấm phục’ có nói, phàm cái lý của việc châm là phải lấy kinh mạch làm đầu, nó có nhiệm vụ doanh cho sự vận hành của khí, nó ‘chế’ để cho khí trở thành ‘độ lượng’; bên trong, nó làm cho khí của ngũ tạng vận hành thành thứ tự, bên ngoài, nó làm cho lục phủ phân biệt nhau. Thần mong được nghe về cái đạo vận hành ấy”[1].
Phàm đạo của việc châm (thích) được trọn vẹn ở thiên ‘Chung thỉ’[1]. Nếu chúng ta biết rõ ‘Chung thỉ’ thì chúng ta sẽ thấy ngũ tạng đóng vai trò ‘kỷ’ làm cho âm dương được định vậy[2]. Âm chủ về tạng, dương chủ về phủ [3]. Dương thọ khí ở tứ mạt, Âm thọ khí ở ngũ tạng, cho nên khi châm tả, chúng ta phải theo phép nghênh khí, khi châm bổ, chúng ta phải theo phép tùy chi[4]. Biết rõ nghênh, tùy, thì có thể làm cho khí được hòa[5]. Con đường đi tới cái hòa của khí là phải thông hiểu âm dương[6]. Ngũ tạng thuộc âm, lục phủ thuộc dương[7]. Vấn đề này khi truyền lại cho đời sau, mỗi khi cần thề nguyền (minh) thường người ta lấy huyết làm lời minh, có nghĩa là ai kính trọng lời minh thì tốt, ai khinh mạn thì sẽ chết[8]. Hành động không đúng với đạo sẽ bị tai ương bởi Trời, chúng ta phải phụng thiên đạo 1 cách cẩn trọng[9].
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá rằng : Phàm các phép châm, trước hết ắt phải dựa vào cái “gốc”, đó là ‘thần’ [1]. Huyết mạch doanh khí tinh thần, tất cả đều do ngũ tạng ‘tàng chứa’ [2]. Nếu sự sống đến mức dâm dật làm cho tạng khí bị phân ly sẽ đưa đến tình trạng tinh khí bị thất, hồn phách bay xa, chí ý bị hoảng loạn, trí lự rời khỏi thân, nguyên nhân nào đã gây nên như thế ? Trời đất bắt tội ư ? Lỗi ở con người ư ? [3] Thế nào gọi là đức khí sinh ra tinh, thần, hồn, phách, tâm, ý, chí, tư, trí, lự ? Xin được hỏi nguyên nhân của vấn đề” [4].
Vấn đề quan yếu của châm thích hay nhất phải kể đến “Quan châm” [1]. Sự thích nghi của 9 loại kim đều có cách châm riêng của nó, mỗi cây kim dài ngắn, to nhỏ đều có tác dụng của nó [2]. Nếu chúng ta ứng dụng không đúng phép thì bệnh không thể hết [3].
Hoàng Đế hỏi Thiếu sư : “Ta nghe nói sự sống của con người (biểu hiện) bằng những nét có cương có nhu, có nhược có cường, có đoản có trường, có Âm có Dương, Ta mong được nghe về phương cách xử lý (các trường hợp đã nói trên)”[1].