TAM ÂM GIAO ( Sànyinjiào - Sann Inn Tsiao). Huyệt thứ 6 thuộc Tỳ kinh ( Sp 6). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Âm ( có nghĩa trái với Dương, chỗ mặt trong chân so với mặt ngoài chân); Giao ( có nghĩa là chỗ gặp nhau). Huyệt ở tại chỗ gặp nhau của ba kinh âm ở chân, cách mắt cá trong 3 thốn, nơi chỗ hõm bờ dưới xương. Cho nên gọi là Tam âm giao.( ba kinh âm hội giao lại với nhau).
SUYỄN TỨC còn có tên khác là: Định suyễn, Trị suyễn. Kỳ huyệt
SUẤT CỐC ( Shuàigu _ Cheu Kou - Choaé Kou). Huyệt thứ 8 thuộc Đởm kinh ( G 8). Tên gọi: Suất ( có nghĩa là noi theo, đi theo cái gì đó); Cốc ( có nghĩa là thung lũng, ở đây nói đến chỗ hõm). Khi định vị trí huyệt này, người điểm huyệt nên tìm đỉnh tai trước, rồi sau đó, trượt tay thẳng lên chỗ hõm ở bên trong đường tóc 1,5 thốn. Do đó mà có tên Suất cốc.
UY LINH TIÊN (Radix Clematidis) Uy linh tiên dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Uy linh tiên có tên khoa học là Clematis chinensis Osbeck hoặc cây C.hexapetale Pall hoặc cây C.manshurica Rupr. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp-
UẤT KIM ( Tuber Curcumae) Uất kim được ghi đầu tiên trong sách " Dược tính bản thảo" là củ rễ cây Nghệ ( Curcuma Longa L., Curcuma domestica Lour), thuộc họ Gừng ( Zingiberaceae). Cây Nghệ mọc khắp nơi ở nước ta. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết, khứ ứ.
Danh mục thuốc đông y , thuốc từ dược liệu lần VI ( theo Thông tư số 40/2013/TT- BYT). Phúc Tâm Đường xin giới thiệu tài liệu để các bạn tham khảo dược liệu vần U có 02 vị.
QUYẾT ÂM DU ( Juéyínshù - Tsiue Inn Chou). Huyệt thứ 14 thuộc Bàng quang kinh ( B 14). Tên gọi: Quyết (có nghĩa là khí nghịch lên tay chân giá lạnh); Âm ( có nghĩa là trái với Dương); Du ( có nghĩa là nơi vào vào của khí). Quyết âm nói đến Tâm bào lạc. Thầy thuốc xưa cho rằng Tâm bào lạc và Phế có liên quan chặt chẻ với nhau. Huyệt nằm ở giữa Phế du và Tâm du là nơi mạch khí của Thủ Quyết âm Tâm bào rót vào và di chuyển. Huyệt chủ trị chứng rối loạn của Tâm bào lạc, chứng tâm khí bất cố, tay chân quyết nghịch nên được gọi là Quyết âm du.
QUYỀN LIÊU ( Quánliáo - Tsiuann Tsiao). Huyệt thứ 18 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 18). Tên gọi: Quyền ( có nghĩa là xương gò má); Liêu ( có nghĩa là kẻ hở xương). Huyệt ở trong chỗ hõm bên dưới nơi cao nhất của xương gò má. Do đó có tên Quyền liêu ( kẻ hở xương gò má).
QUY LAI ( Gùilái - Kaé Laé). Huyệt thứ 29 thuộc Vị kinh ( S 29). Tên gọi: Quy ( có nghĩa là trở lại); Lai ( có nghĩa là trở lại), Hễ các chứng bệnh khí hãm hạ trụy, khí nghịch thượng xung hoặc khí loạn bất thuận gây ra thoát vị, sa sinh dục, bạch đới, đau trong ngọc hành, kinh nguyệt không đều, bôn đồn, đau bụng dưới. Châm huyệt này chủ yếu để điều trị: sa tử cung, phục hồi kinh nguyệt trở lại bình thường, khả năng sinh đẻ của phụ nữ cúng như làm trở lại những chứng thoát vị, nên gọi là Quy lai.
Tên khoa học: Dioscorea tokoro Mahino Họ Củ Nâu (Dioscoreaceae) Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ to, vỏ trắng ngà, ruột trắng có nhiều chất bột, không mốc mọt, không vụn nát là tốt. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIX - Thẩm thấp lợi thủy.