PHÙ BẠCH ( Fùbái - Fao Po - Feou Pae). Huyệt thứ 10 thuộc Đởm kinh ( G 10). Tên gọi: Phù ( có nghĩa là nổi lên, nói đến chiều hướng lên của kinh khí); Bạch ( có nghĩa là trắng). Nói đến cả huyệt Bách hội và sự nổi lên của kinh khí. Kinh phí xuất phát từ huyệt Thiên xung và nổi lên phía trên Bách hội ở đỉnh đầu. Huyệt có tên "Bạch" đại diện cho Phế kim, chủ trị bệnh của Phế. Do đó mà có tên Phù bạch.
PHONG TRÌ ( Fèngchi - Fong Tchre). Huyệt thứ 20 thuộc Đởm kinh ( G 20). Tên gọi: Phong ( có nghĩa là gió, tác nhân gây bệnh); Trì ( có nghĩa là cái ao, ở đây nói đến một chỗ hõm). Huyệt được hợp lại bởi kinh Túc Thái dương và mạch Dương duy. Nó được xem như nơi tụ gió, tác nhân gây ra bệnh, biểu hiện những dấu hiệu của vấn đề về phong, như sự xâm nhập của phong hàn, trúng gió, trúng phong liệt nửa người. Do đó mà có tên Phong trì.
PHONG THỊ ( Fèngshi - Fong Che). Huyệt thứ 31 thuộc Đởm kinh ( G 31). Tên gọi: Phong ( có nghĩa là gió, tác nhân gây bệnh); Thị ( có nghĩa là chợ, nơi mà các thứ đồ vật tập hợp lại). Huyệt có biểu hiện chủ yếu là tê bại yếu, mất cảm giác do phong, bại liệt nửa người, đau chân... Huyệt này được xem như huyệt quan trọng nhất để khử phong ở hạ chi. Do đó mà có tên Phong thị
TRẮC BÁ DIỆP ( Cacumen Biotae Orientalis) Trắc bá diệp là lá cành phơi hay sấy khô của cây Trắc bá diệp Biota Orientalis (L.) Endi, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Danh y biệt lục". Cây Trắc bá diệp còn cho vị thuốc Bá tử nhân. Cây này được trồng khắp nơi ở nước ta để làm cây cảnh và làm thuốc. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVIII - Chỉ huyết.
TOÀN YẾT (Buthus Martensi) Toàn yết là con Bọ cạp còn gọi là Toàn trung, Yết vĩ, Yết tử có tên khoa học Buthus martensi Karsh, dùng toàn con sấy hoặc phơi khô làm thuốc, được ghi đầu tiên trong sách Nhật hoa tử bản thảo. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XII - Chỉ khái bình suyễn.
Tên gọi khác: Tuyền phúc hoa, Tuyên phục hoa, Họ Cúc Tên khoa học: Flos inulae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XII - Chỉ khái bình suyễn.
PHONG PHỦ ( Fèng fu - Fong Fou). Huyệt thứ 16 thuộc Đốc mạch (GV 16). Tên gọi: Phong ( có nghĩa ở đây nói đến gió, là một yếu tố gây ra bệnh tật); Phủ ( có nghĩa là tòa lâu đài). Phong là tác nhân gây dương bệnh, tính đặc tính của nó là hay đi lên, đó cũng là yếu tố chính liên quan đến các bệnh ở đầu và cổ gáy. Huyệt nằm ở bên trong đường chân tóc sau gáy, ở chỗ hõm giữa cơ thang mỗi bên. Nó là nơi hội tụ của Túc Thái dương, Dương duy và Đốc mạch. Huyệt có thể dùng để chữa bất cứ sự rối loạn nào do phong gây ra, Cho nên gọi là Phong phủ.
PHONG MÔN ( Fèngmén - Fong Menn). Tên gọi: Phong ( có nghĩa là gió, tác nhân gây bệnh); Môn ( có nghĩa là cửa hay cổng, nơi để để đi ra, đi vào). Huyệt từ kinh Túc Thái dương nó chi phối các triệu chứng về biểu của toàn cơ thể. Huyệt cũng là nơi qua đó - Phong : tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể nên gọi là Phong môn ( cửa gió).
PHONG LONG ( Fènglóng - Fong Long). Huyệt thứ 40 thuộc Vị kinh ( S 40). Tên gọi: Phong ( có nghĩa là lớn, thịnh vượng, giàu có); Long ( có nghĩa là đầy ùn, đầy đặn, lại lớn lao, ụ lớn). Kinh Túc Dương minh vị là kinh khí nhiều và huyết nhiều, phong phú nhất. Hơn thế nữa, huyệt ở nơi có nhiều cơ quanh đó nổi lên khi vểnh bàn chân qua lại. Cho nên gọi là Phong long ( giàu và thịnh vượng).
TÔ TỬ (Fructus Perillae Frutescentis) Tô tử dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh Y biệt lục là hạt của cây Tía tô, tên thực vật học là Perilla Frutescens (L) Britt var acuta (Thunb) Kudo thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hoặc Labiatae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XII - Chỉ khái bình suyễn.