NGOẠI KHÂU ( Wài qiù - Oáe Tsiou). Huyệt thứ 36 thuộc Đởm kinh (G 36). Tên gọi: Ngoại ( có nghĩa là bên ngoài, mặt ngoài của chân); Khâu ( có nghĩa là cái gò, mô đất. Ở đây nói đến chỗ u lồi nhô lên của xương). Huyệt ở trên mặt bên của chân và khi người ta đi thì cơ quanh huyệt đó tạo thành một chỗ lồi lên. Do đó mà có tên gọi Ngoại khâu.
NGHÊNH HƯƠNG ( Yíngxiăng - Ing Siang). Huyệt thứ 20 thuộc Đại trường kinh ( LI 20). Tên gọi: Nghênh ( có nghĩa là đón tiếp một cách ân cần); Hương ( có nghĩa là mùi thơm). Huyệt có quan hệ Biểu ( Phế); Lý ( Đại trường) cũng là huyệt cuối cùng của đường kinh Thủ Dương minh Đại trường. Phế có chỗ thông với mũi, châm vào có tác dụng thông lợi tỷ khiếu, khôi phục được khứu giác, cho nên có tên là Nghênh hương ( đón tiếp mùi thơm).
THẠCH QUYẾT MINH (Concha Haliotidis) Thạch quyết minh còn gọi là Cửu khổng, Cửu khổng loa, Oác khổng, Bào ngư là vỏ phơi khô của nhiều loại bào ngư có tên khoa học khác nhau như: Haliotis diversicolor Reeve (Cửu khổng bào), Haliotidis gigantea discus Reeve (Bào đại não), Haliotis ovina Gmelin (Dương bào) . thuộc họ Haliotis avinana L. (Nhĩ bào), Haliotis laevigata Donovan (Bạch bào) . thuộc họ Haliotidae, lớp Phúc túc (Gastropoda) ngành Nhuyễn thể (Mollusca). Dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIV - An thần.
THẠCH HỘC ( Herba Dendrobii) Thạch hộc là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Thạch hộc ( Caulis Dendrobii) là thân phơi hay sấy khô của nhiều loại nhiều loại Thạch hộc như Hoàng thảo thạch hộc ( Dendrobium loddgesii), Hoàng thảo Thạch hộc ( Dendrobium candidum Wall ex Lindi.), Kim thoa thạch hộc ( Dendrobium nobile Lindi), v..v. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVI - Bổ âm.
THẠCH CAO ( Gypsum) Thạch cao còn gọi là Đại thạch cao, Bạch hổ, Băng thạch (Gypsum) là một loại khoáng chất có tinh thể tụ tập thành khối có 2 loại cứng và mềm, loại mềm dùng làm thuốc. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm VIII - Thanh nhiệt tả hỏa.
NGÂN GIAO ( Yín Jiàn - Inn Tsiao ). Huyệt thứ 28 thuộc Đốc mạch ( GV 28). Tên gọi: Ngân ( có nghĩa là lợi ( chân răng)); Giao ( có nghĩa là cắt ngang). Huyệt nằm ở giữa lợi trên và lợi môi trên, ở hàm môi trên. Đó là nơi hợp của mạch Nhâm và mạch Đốc. Do đó mà có tên Ngân giao.
NÃO KHÔNG ( Nao kòng - No Rong - Nao Krong). Huyệt thứ 19 thuộc Đởm kinh ( G 19). Tên gọi: Não ( có nghĩa là não, óc hay đầu); Không ( có nghĩa là lỗ hổng. Nói đến chỗ lõm). Huyệt nằm bên Não hộ, ở trong một chỗ lõm trên chẩm ót, do đố mà có tên là Não không.
NÃO HỘ ( Năo hù - No Fou - Nao Rou). Huyệt thứ 17 thuộc Đốc mạch ( GV 17). Tên gọi: Não ( có nghĩa là não, óc); Hộ ( có nghĩa là cổng). Huyệt nằm ở trên lỗ chẩm được xem là cái cổng của bộ não. Do đó mà có tên là Não hộ
TẾ TÂN ( Herba Asaricum Radice ) Tế tân là vị thuốc dùng toàn cây Tế tân ( Asarum heterotropoides Fr Sch.var mandshuricum (Maxim) Kitag). Vị cay tính ấm, qui kinh Tâm, Phế, Thận. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm I - Phát tán phong hàn.
TÁO NHÂN còn gọi là TOAN TÁO NHÂN (Semen Ziziphi Spinosae) Toan táo nhân là nhân phơi hay sấy khô của quả táo chua dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Cây Táo chua (Táo ta) tên thực vật là Ziziphus Jujuba var spinosa thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae). Cây Táo được trồng khắp nơi ở nước ta để lấy quả ăn. Táo nhân thường được sao làm thuốc. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIV - An thần.