TÁO NHÂN còn gọi là TOAN TÁO NHÂN (Semen Ziziphi Spinosae) Toan táo nhân là nhân phơi hay sấy khô của quả táo chua dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Cây Táo chua (Táo ta) tên thực vật là Ziziphus Jujuba var spinosa thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae). Cây Táo được trồng khắp nơi ở nước ta để lấy quả ăn. Táo nhân thường được sao làm thuốc. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIV - An thần.
TẠO GIÁC THÍCH (gai Bồ kết) Gai Bồ kết dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo đồ kinh cũng gọi là Tạo giác trâm (Spina Gleditschae) là gai hái ở thân cây Bồ kết, thái lúc còn tươi phơi khô dùng sống. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết khứ ứ
MỤC SONG ( Mùchuàng - Mou Tchroang - Mou Tchang). Huyệt thứ 16 thuộc Đởm kinh ( G 16). Tên gọi: Mục ( có nghĩa là mắt); Song ( có nghĩa là cửa sổ). Kinh khí từ huyệt này nối với mắt, làm cho sáng mắt, cũng giống như mở cửa sổ của ngôi nhà để cho ánh sáng lọt vào. Do đó mà có tên là Mục song.
MI XUNG ( Meichòng - Mei Tchrong - Mi Tchong). Huyệt thứ 3 thuộc Bàng quang kinh ( B 3). Tên gọi: Mi (có nghĩa là lông mày; Xung (có nghĩa là vọt, quay mặt về một phía hay di chuyển về một phía). Trong trường hợp này nói đến hướng của kinh, từ huyệt trước ở lông mày. Do đó có tên là Mi xung.
TANG THẦM (Fructus Mori Albae) Còn gọi là Tang thầm tử, được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo, là quả chín của cây Dâu tằm ( Morus Alba L.) thuộc họ Dâu tằm ( Moraceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXV - Bổ huyết.
Tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm. Tên khoa học Cotheca Mantidis Mantis religiosa L. – Họ Mantidae - YHCT gọi là Tang phiêu tiêu, là cái tổ bọc các quả trứng của con bọ ngựa sống trên cây dâu tằm. Theo YHCT, tang phiêu tiêu có vị ngọt, mặn, tính bình, quy vào 2 kinh can và thận. Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIII - Thu liễm cố sáp.
TANG KÝ SINH Dùng toàn cây tầm giử của cây Dâu Loranthus parasiticus. Herba Loranthi gracilifolii Loranthus gracilifolius Roxb. Ex. Shult.f- Loranthaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.
MỆNH MÔN ( Mingmén - Ming Menn). Huyệt thứ 4 thuộc Đốc mạch ( GV 4). Tên gọi: Mệnh ( có nghĩa là những sự cùng, thông, được, hỏng, hình như có cái gì chủ trương, sức người không làm được gọi là mệnh. Cần cho sự sống và cuộc sống); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Huyệt quan trọng mang hàm ý cửa ngỏ của đời sống. Huyệt Mệnh môn nằm giữa hai huyệt Thận du là một huyệt quan trọng trong việc chữa trị những rối loạn liên quan tới Thận dương là nền móng cơ bản của sự sống.
LƯƠNG MÔN ( Liáng Mén - Leang Menn). Huyệt thứ 21 thuộc Vị kinh ( S 21). Tên gọi: Lương ( nguyên gốc có nghĩa là cái cầu, chỗ ách yếu của sự vật, ở đây nói đến hội chứng " Phục lương"); Môn ( có nghĩa là cái cửa, nơi ra vào). Phục lương là bệnh danh cổ đó là chứng bệnh có hòn khối hoặc túi hơi ở vùng dưới tâm và quanh rốn. Phần lớn do khí huyết kết trệ gây ra. Nếu liên quan với Tâm gọi là Phục lương, liên quan với Tỳ gọi là Bĩ khí, liên quan với Phế gọi là Tức bôn, liên quan với Thận gọi là Bôn đồn, liên quan với Can gọi là Phì khí. Do chứng tích chứa hòn khối hữu hình ở trong vùng bụng ngực. Căn cứ vào bệnh cơ, hình thái và bộ vị chia theo khu vực của ngũ tạng để có năm danh từ trên gọi chung là " Ngũ tích'".. Châm huyệt Lương môn có thể giảm bớt những vấn đè trên như thể mở cửa để xua đuổi sự rối loạn. Do đó mà có tên Lương môn ( cửa thông tích)
TANG DIỆP (Folium Mori Albae) là lá cây Dâu tằm ( Morus alba L. ) họ Dâu tằm ( Moraceae). Vị đắng ngọt tính hàn, qui kinh Phế Can. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm II - Phát tán phong nhiệt.