HÃM CỐC ( Xiàngu - Sienn Kou). Huyệt thứ 43 thuộc Vị kinh ( S 43). Tên gọi: Hãm ( có nghĩa là chìm, hõm xuống); Cốc ( có nghĩa là hang, núi có chỗ hõm vào). Huyệt nằm trong chỗ hõm giữa các xương. Ở đây được ví như nó với thung lũng giữa các ngọn núi. Thường để chữa các chứng sình bụng, khí hư hạ hãm, nên có tên là Hãm cốc ( Thung lũng chìm).
HẠ QUẢN ( Xiàwăn - Sia Koann). Huyệt thứ 10 thuộc Nhâm mạch ( CV 10). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là thấp hay ở dưới); Quản ( ở đây có nghĩa là dạ dày). Huyệt nằm trên rốn 2 thốn ( Thần khuyết), nó ở mức biên giới dưới của dạ dày so với mức biên giới trên ( Thượng quản), nên có tên là Hạ quản.
HẠ QUAN ( Xià Guàn - Sia Koann). Huyệt thứ 7 thuộc Vị kinh ( S 7). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là phần dưới); Quan có nghĩa là khớp hay khớp nối). Huyệt nằm ở phần dưới của chỗ gặp nhau giữa xương hàm trên và xương hàm dưới mà nó hoạt động, có tác dụng như một cái khớp và làm cho hàm dưới chuyển động. Nên nó có tên là Hạ quan ( khớp dưới).
HẠ LIÊU ( Xià Liao - Sia Tsiao). Huyệt thứ 34 thuộc Bàng quang kinh (B 34). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là ở dưới, ở phía dưới); Liêu ( có nghĩa là kẻ nứt, lỗ trống không trong xương). Xương cùng của cơ thể con người gọi là Liêu cốt. Huyệt này nằm ở lỗ trống không của Túc Thái dương mạch. Huyệt ở trong lỗ cuối cùng, lỗ thứ tư của xương cùng nên gọi là Hạ liêu hay Tứ liêu.
MỘC QUA (Fructus Chaenomelis Lagenariae) Mộc qua là quả chín phơi hay sấy khô của cây Mộc qua (Chaenomeles lagenaria (Loisel.) . Ở Trung Quốc có khi dùng quả của cây Quang bì Mộc qua (C.sinensis (Thouin) Koehne. Mộc qua dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục. Ta còn phải nhập thuốc này của Trung Quốc. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.
MỘC HƯƠNG ( Radix saussureae lappae) Mộc hương là rễ phơi hay sấy khô của cây Mộc hương, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Cây Mộc hương có nhiều loại, sách Trung dược học ( Trung Quốc) nêu 2 loại: Vân mộc hương Saussurea lappa mọc ở vùng Lệ giang tỉnh Vân nam ( nên có tên Vân mộc hương) và Xuyên mộc hương Viadiminia souliei (Franch) Ling. Còn loại trồng ở Ấn Độ, Miến Điện thì sách thuốc Trung Quốc gọi là Quảng mộc hương. Sách của Đỗ Tất Lợi có giới thiệu thêm cây Thổ mộc hương Inula helenium L. đều thuộc họ Cúc. Theo Đỗ Tất Lợi, hiện ta đã di thực được 2 loại Quảng mộc hương và Thổ mộc hương. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVI - Hành khí.
MƠ TAM THỂ Tên khoa học: Paederia foetida L. Họ:Cà phê (Rubiaceae). Tên khác: Mơ tam thể, dây thối địt, lá mơ, dắm chó, Mẫu cẩu đằng, Ngũ hương đằng, Thanh phong đằng, Ngưu bì đống, Mao hồ lô, khau tất ma (Tày), co tốt ma (Thái). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IX - Thanh nhiệt táo thấp.
MỎ QUẠ Tên khoa học: MACLURA COCHINCHINENSIS (Lour.) Corner Họ: MORACEAE Tên khác: hoàng lồ, cây bớm, sọng vàng, gai mang, nam phịt (Tày), gai vàng lồ. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm VII - Thanh nhiệt giải độc.
HẠ LIÊM ( Xiàlián - Sia Lienn). Huyệt thứ 8 thuộc Đại trường kinh ( LI 8). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là thấp hơn hoặc ở dưới); Liêm ( có nghĩa là góc nhà, lề hay mép của hình thoi). Khi khuỷu tay gập cong lại tạo nên sự lồi lên của cơ xuất hiện ở vị trí này dưới dạng như hình thoi ở phía dưới nên gọi là Hạ liêm ( mép lề dưới của hình thoi)
HẠ CỰ HƯ ( Xiàjùxú - Sia Tsiou Sou). Huyệt thứ 39 thuộc Vị kinh ( S 39). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là ở dưới, trái với Thượng ở trên ( Thượng cự hư). Ở đây nói đến phần dưới của chân. Cự ( có nghĩa là lớn, vĩ đại); Hư ( có nghĩa là chỗ trống, ý nói đến khoảng trống giữa xương chày và xương mác. Huyệt nằm ở chỗ hõm của chân, nó cũng là Hạ hợp huyệt của kinh Thủ thái dương tiểu trường, thường biểu hiện sự rối loạn của tiểu trường. Do đó mà có tên là Hạ cự hư ( chỗ trống lớn ở dưới).