DƯƠNG CỐC ( Yánggu). Huyệt thứ 5 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 5). Tên gọi: Dương ( có nghĩa trái với âm, ở đây nói đến phần mặt ngoài, mặt bên được xem là dương, còn mặt giữa, mặt trong được xem là âm); Cốc (có nghĩa là hai bên núi, giữa có một lối nước chảy hoặc hang, núi có một vùng trũng, hõm vào gọi là Cốc. Huyệt ở trong chỗ hõm được tạo thành bởi sự gặp nhau của mỏm trâm xương trụ, khe giữa xương tháp và đầu dưới xương trụ. Do đó mà có tên là Dương cốc
DƯƠNG BẠCH ( Yángbái). Huyệt thứ 14 thuộc Đởm kinh (G 14). Tên gọi: Dương ( có nghĩa là đối nghịch với âm, bên ngoài, bên trên, trước là dương); Bạch ( có nghĩa là trắng hay sáng). Huyệt thuộc Túc Thiếu dương Đởm và là một trong những huyệt hợp lại với kinh Dương duy, Nó có tác dụng làm sáng mắt và nằm trên trán nơi mà nó hứng ánh sáng mặt trời, do đó mà có tên Dương bạch.
DŨNG TUYỀN ( Yòngquán) . Huyệt thứ 1 của Thận kinh ( K1). Tên gọi: Dũng ( có nghĩa là vọt ra, chảy ra. Nước suối chảy vọt ra); Tuyền ( có nghĩa là suối, nguồn nước). Huyệt ở dưới lòng bàn chân, nằm ở khe bàn chân như một dòng suối, đồng thời nó Tỉnh huyệt, nguồn phát đầu của Thận khí đi ra nên gọi là Dũng tuyền.
DUY ĐẠO ( Wéi dào). Huyệt thứ 28 thuộc Đởm kinh (G 28). Tên goi: Duy ( có nghĩa là là nối hay kết hợp); Đạo ( có nghĩa là con đường, lối đi). Huyệt kết hợp của kinh Túc Thiếu dương và Đới mạch. Nó cũng ở trên đường mà ngang qua đó Đới mạch nối với phần trước cơ thể. Dó đó mà có tên là Duy đạo.
DU PHỦ ( Shùfu). Huyệt thứ 27 thuộc thận kinh ( K 27). Tên gọi: Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào); Phủ ( có nghĩa là nơi cư trú hay nơi hội tụ của khí lại). Thận khí bắt đầu từ bàn chân ( Dũng tuyền), hòa nhập vào ngực ở huyệt này, đó là huyệt cuối cùng của Thận kinh. Do đó có tên là Du phủ ( nơi cư trú của huyệt)
DỊCH MÔN ( Yè Mén). Huyệt thứ 2 thuộc Tam tiêu kinh (TE 2). Tên gọi: Dịch ( có nghĩa là nước hay chất lỏng); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Tam tiêu điều chỉnh và kiểm soát sự lưu thông của chất lỏng trong cơ thể và được nhắc đến như là cơ quan chính điều hòa chất lỏng trong cơ thể. Do đó, nhiều tên của các huyệt ở đường kinh này được kết hợp với chất lỏng như: Dịch môn, Trung chữ, Tứ độc, Thanh lãnh uyên.
KHỔ SÂM ( CHO LÁ ) Folium Tonkinensis Tên khác: Khổ sâm Bắc bộ, cù đèn, co chạy đón (Thái), croton du Tonkien, croton du Nord Vietnam (Pháp). Tên khoa học: Croton tonkinensis Gagnep., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IX - Thanh nhiệt táo thấp.
KHỔ QUA Tên khoa học: Fructus Momordicae c-harantiae Momordica c-harantia L. Họ Cucurbitaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm VII - Thanh nhiệt giải độc.
KHIÊN NGƯU TỬ ( Semen Pharbitidis) Khiên ngưu tử còn gọi là Hắc bạch sửu, Nhị sửu, Bìm bìm biếc, Lạt bát hoa tử, là hạt phơi khô của cây Khiên ngưu hay Bìm bìm biếc. Tên thực vật có nhiều loại: Phabitis nil (L) choisy, Phabitis purpurea (L) Volgt hoặc Ipomoea hederacea Jacq ( Phabitis hederacea choisy). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XX - Trục thủy.
KHIẾM THỰC (Semen Euryales Ferox) Khiêm thực nguyên tên là Kê đầu thực, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là hạt chín phơi hay sấy khô của cây Khiếm thực ( Euryale ferox Salisb) thuộc họ Súng ( Nymphaeaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIII - Thu liễm cố sáp.