KHA TỬ ( Fructus Terminaliae Chebulae) Kha tử còn có tên là Kha lê lặc, Kha lê là quả chín phơi hay sấy khô của cây Kha tử ( cây Chiêu liêu), tên thực vật là Terminalia chebula Retz hoặc cây Dung mao Kha tử T.Chebula Retz var Tomentella Kurt thuộc họ Bàng ( Combretaceae). Kha tử dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Dược tính bản thảo với nguyên tên Kha lê lặc. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XII - Chỉ khái bình suyễn.
KÊ NỘI KIM (Endithelium corneumgigeraiae Galli) Kê nội kim còn gọi là Kê hoàng bì, Kê chuân bì, Màng mào gà, Kê tố tử (tố là mề gà), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXII - Hóa thấp tiêu đạo.
KÊ HUYẾT ĐẰNG Caulis Sargentodoxae, Caulis Mucunae, Caulis Milletiae Tên khác: Cây máu gà. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết khứ ứ.
KÉ ĐẦU NGỰA Tên khác: Thương nhĩ tử, Xương nhĩ, Thương nhĩ, Phắc ma, Mac nháng (Tày). Tên khoa học: Xanthium strumarium L. (Tên đồng nghĩa Xanthium japonicum Widder), họ Cúc (Asteraceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.
Danh mục thuốc đông y , thuốc từ dược liệu lần VI ( theo Thông tư số 40/2013/TT- BYT). Phúc Tâm Đường xin giới thiệu tài liệu để các bạn tham khảo dược liệu vần K có 16 vị.
CƯU VĨ ( Jiu Wei). Huyệt thứ 15 thuộc Nhâm mạch ( CV 15). Tên gọi: Cưu ( có nghĩa là loại chim gáy, chim tu hú); Vĩ ( có nghĩa là cái đuôi). Hình giải phẫu của mũi ức được so sánh với đuôi chim gáy. Huyệt nằm ở mũi ức, do đó mà có tên là Cưu vĩ.
CƯỜNG GIAN ( QiángJiàn). Huyệt thứ 18 thuộc Đốc mạch ( GV 18). Tên gọi:Cường ( có nghĩa là sức mạnh); Gian ( có nghĩa là trên hay giữa). Huyệt này nói đến hộp sọ rất cứng, do đó mà có tên Cường gian.
CỰC TUYỀN ( Jiquán). Huyệt thứ 1 thuộc Tâm kinh ( H 1). Tên gọi: Cực ( có nghĩa là cái nóc nhà, nay gọi các sự vật gì cao gọi là Cực. Ở đây nói đến huyệt cao nhất ở vùng nách); Tuyền ( có nghĩa là con suối). Tâm chi phối sự lưu thông huyết trong các mạch. Trường hợp này nó được so sánh với dòng chảy của con suối. Huyệt cao nhất của kinh Tâm, nằm ở trung tâm của nách nơi mà động mạch nách có thể sờ được. Sự lưu thông huyết ở đây nhanh và mạnh, giống như nước chảy từ một con suối ở trên chảy xuống, do đó mà có tên là Cực tuyền ( suối trên cao chảy xuống).
CỰ LIÊU ( Juliáo). Huyệt thứ 3 thuộc Vị kinh ( S 3). Tên gọi: Cự ( có nghĩa là lớn); Liêu ( có nghĩa là nói đến kẻ hở xương hay chỗ lõm của kẻ hở xương. Huyệt nằm nơi chỗ hõm ở xương hàm trên, nơi gò má, ở đó có một kẻ hở lớn trong xương nên gọi là Cự liêu ( kẻ hở lớn).
CỰ KHUYẾT ( Jùquè). Huyệt thứ 14 thuộc Nhâm mạch ( CV 14). Tên gọi: Cự ( có nghĩa là to lớn); Khuyết ( có nghĩa là cổng hai tầng, làm hai cái đai ngoài cửa, trên làm cái lầu, ở giữa làm lối đi gọi là khuyết. Tâm khí chảy vào Tâm qua huyệt này, nó là Mộ huyệt của Tâm, trong " Châm cứu vấn đối" cho nó như là cung điện của trái tim nên gọi nó là Cự khuyết.