ÍCH MẪU THẢO ( Herba Leonuri) Ích mẫu thảo là toàn bộ phận trên mặt đất của cây Ích mẫu ( Leonurus heterophyllus Sweet) phơi hay sấy khô, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Cây Ích mẫu mọc hoang và trồng khắp nơi ở nước ta. Còn có tên Sung úy, Ích minh. Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII. Hoạt huyết, khứ ứ.
Danh mục thuốc đông y , thuốc từ dược liệu lần VI ( theo Thông tư số 40/2013/TT- BYT). Phúc Tâm Đường xin giới thiệu tài liệu để các bạn tham khảo dược liệu vần I có 02 vị.
PHÚC TÂM ĐƯỜNG xin giới thiệu đến các bạn một tác phẩm của Thầy Nguyễn Đình Chúc đã dày công tìm hiểu và nghiên cứu địa danh vùng đất " Xứ Nẫu" qua tục ngữ, ca dao:
Góp phần thực hiện Nghị định số 32 của Chính phủ và Quyết định số 95 của Bộ NN-PTNT về việc cấm săn bắt, bắt giữ nuôi gấu trái phép, buôn bán các sản phẩm từ gấu, bao gồm cả mật gấu cũng như thực thi công ước CITES.
CHÍ DƯƠNG ( Zhìyáng). Huyệt thứ 9 thuộc Đốc mạch ( GV 9). Tên gọi: Chí ( có nghĩa là đến hay đạt đến); Dương ( có nghĩa là nói đến lưng, lưng là mặt dương của cơ thể). Lưng trên là phần dương của mặt dương ở lưng. Kinh đến phần dương của mặt dương ở huyệt này. Do đó có tên là Chí dương.
CHÍ ÂM ( Zhỉyìn) . Huyệt thứ 67 thuộc Bàng quang kinh ( B 67). Tên gọi: Chí ( có nghĩa là cao nhất, cuối cùng, tột đỉnh); Âm ( có nghĩa là ở dưới, nối tiếp với kinh âm). Dòng chảy của Túc Thái dương Bàng quang chấm dứt ở huyệt này, sau đó nó vào Túc Thái âm Thận, huyệt này có ý nghĩa là dương tận mà âm bắt đầu nên gọi là Chí âm.
CHI CHÍNH ( Zhìzhèng). Huyệt thứ 7 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 7). tên gọi: Chi ( có nghĩa là một nhánh của kinh); Chính ( có nghĩa là chánh, lớn, quan trọng hơn. Ở đây nói đến kinh Thủ thái dương. Một nhánh nổi lên từ kinh Tiểu trường, ở huyệt này nối với kinh Tâm là cơ quan then chốt của tạng phủ bên trong và tỏ ra quan trọng hơn Tiểu trường. Do đó mà có tên Chi chính ( nhánh của kinh).
CHI CẤU ( Zhìgòu). Huyệt thứ 6 thuộc Tam tiêu kinh (TE 6). Tên gọi: Chi (có nghĩa là cành nhánh, tay chân); Cấu ( có nghĩa là đường rãnh hẹp đường mương). Huyệt nằm trong chỗ hẹp giữa xương trụ và xương quay, nơi kinh khí chảy giống như nước chảy trong mương rãnh. Do đó mà có tên là Chi cấu.
CẤP MẠCH ( Jímài). Huyệt thứ 12 thuộc Can kinh ( Liv 12). Tên gọi: Cấp ( có nghĩa là nhanh); Mạch ( có nghĩa là đường thông thương khí huyết). Huyệt nằm cách bên giữa của biên giới dưới xương mu 2,5 thốn, nơi rãnh bẹn. Mạch của động mạch đùi ngang qua huyệt này và có thể sờ được mạch đập. Do đó có tên là Cấp mạch.
CÂN SÚC ( Jinsuò ). Huyệt thứ 8 thuộc Đốc mạch ( GV 8). Tên gọi: Cân ( có nghĩa là gân); Súc ( có nghĩa là co hay teo lại). Huyệt ở ngang mức Can du, liên hệ với Can, Can thuộc Mộc có liên hệ với Cân. Ngoài ra huyệt này có thể giải quyết được sự teo ( gân, cơ) và những chứng co giật. Do đó có tên là Cân súc.