ẨN BẠCH ( Yin bái). Huyệt thứ 1 thuộc Tỳ kinh ( SP 1). Tên gọi: Ẩn ( có nghĩa là che dấu, một nơi kín); Bạch ( có nghĩa là trắng). Huyệt là nơi gặp nhau của da đỏ và da trắng ở dưới bàn chân. Do đó có tên Ẩn bạch ( trắng bị che dấu).
ÂM THỊ ( Yinshi) . Huyệt thứ 33 thuộc Vị kinh ( S 33). Tên gọi: Âm ( bên trong là âm, âm khí); Thị ( có nghĩa là chợ, chỗ tập trung, tụ tập) Huyệt là nơi âm khí tụ tập, huyệt chủ yếu trị hàn sán, đầu gối, đùi lạnh như nước đá, châm hoặc cứu vào đó có tác dụng ôn kinh tán hàn, làm mạnh lưng đùi, nên có tên Âm thị
ÂM LIÊM ( Yìnlían). Huyệt thứ 11 thuộc Can kinh ( Liv 11). Tên gọi; Âm ( có nghĩa là mặt trong); Liêm ( có nghĩa là bờ mép hay lề. Ở đây nói tới vị trí của cơ quan sinh dục ngoài. Huyệt ở cách 2 thốn phía bên và 2 thốn phía dưới Khúc cốt. Do đó có tên là Âm liêm.
ÂM LĂNG TUYỀN ( Yìnlíngquán) . Huyệt thứ 9 thuộc kinh Tỳ (SP 9). Tên gọi: Âm ( chỉ bản chất của kinh, cũng như bản chất của Tỳ. Nó là âm ở trong âm). Lăng ( có nghĩa là chỗ nhô lên, cái gò). Tuyền ( nghĩa là suối). Huyệt thuộc huyệt " Hợp" hành " Thủy" của kinh Tỳ, nằm trên mặt trong của chân phía dưới đầu gối cao và nhô lên giống cái gò. " Hợp thủy" là huyệt nước, nước dưới gò biểu hiện một dòng suối. Do đó có tên Âm lăng tuyền.
ÂM KHÍCH ( Yìn xì) . Huyệt thứ 6 thuộc Tâm kinh (H 6). Tên gọi: Âm ( ở đây nói huyệt thuộc kinh Thủ thiếu âm Tâm). Khích ( là lỗ hay đường kẻ, ở đây cũng nói nó là Khích huyệt của đường kinh này). Huyệt nằm nơi kẻ giữa hai cơ, chỗ đó khí và huyết thường đổ về vì thế nó có tên Âm khích
ÂM GIAO ( Yìn jiao) . Huyệt thứ 7 của Nhâm mạch (CV7). Tên gọi Âm ( phía trong, mặt trong, ở đây nói đến các kinh âm), Giao ( nơi hội tụ, điểm giao nhau). Âm giao ở dưới rốn, là nơi Nhâm mạch, Xung mạch và Túc thiếu âm Thận kinh hội tụ lại, các kinh mạch này thuộc âm. Do đó có tên Âm giao.
ÂM ĐÔ ( Yin dù) còn có tên là Thực cung, Thạch cung, Thông quan. Huyệt thứ 19 thuộc Thận kinh ( K19). Theo"Kinh huyệt thích nghĩa hội giải" ghi rằng: Bụng thuộc âm, là âm ở trong âm, là Thận, Thận thuộc thủy. Đô là nơi thủy hội tụ. Huyệt này dưới huyệt Thông cốc 1 thốn. Chỗ hội tụ của Xung mạch và Túc thiếu âm nên gọi là Âm đô.
ÂM CỐC ( Yìngu). Huyệt thứ 10 thuộc Thận kinh ( K 10). Tên gọi: Âm có nghĩa là mặt trong của chân. Cốc có nghĩa là lũng, suối, chỗ hõm. Huyệt này thuốc kinh âm ( Thận), nằm trong chỗ hõm trên mặt bên của hố vùng khoeo. Do đó có tên là Âm cốc.
ÂM BAO còn có tên là Âm bào ( Yin Pao) Huyệt thứ 9 thuộc Can kinh (Liv 9). Âm Bao có nghĩa là: Âm ( mặt trong đùi thuộc về âm); Bao (bọc, chứa đồ bên trong). Huyệt nằm giữa Thận kinh và Tỳ kinh, cả hai kinh này đều thuộc Âm. Can khí của Túc Quyết âm liên lạc với tử cung qua huyệt này. Do đó có tên là Âm bao hay Âm bào.
Á MÔN (Yă Mén) . Huyệt thứ 15 thuộc Mạch Đốc ( GV 15). ( Hội của mạch Đốc và mạch Dương duy ) Tên gọi: Á ( nghĩa là câm); Môn ( nghĩa là cổng). Người xưa cho rằng người bị câm khi châm huyệt này sẽ nói được, nếu cứu huyệt này có thể không nói được. Nên có tên Á môn