15:39 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Kinh nguyệt không đều là kinh có thay đổi về chu kỳ kinh (kinh trước kỳ, kinh sau kỳ, kinh không định kỳ), lượng kinh nhiều hoặc kinh ít, nguyên nhân chủ yếu là cơ năng như do: Stress tâm lý, rối loạn nội tiết ở tuổi dậy thì, tuổi tiền mãn kinh, đẻ nhiều, suy nhược cơ thể… ngoài ra còn do nguyên nhân thực thể như dị dạng tử cung, dày, teo niêm mạc tử cung, u tử cung buồng trứng, tổn thương cột sống.
15:31 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Thống kinh là trước khi có kinh, trong khi có kinh hoặc sau khi có kinh người nữ giới thấy đau nhiều ở bụng dưới, thường do nguyên nhân cơ năng như do lạnh, tinh thần căng thẳng (stress, tâm lý) và rối loạn nội tiết ở nữ giới tuổi dậy thì, phụ nữ tiền mãn kinh. Ngoài ra do nguyên nhân thực thể như u xơ tử cung, dị dạng tử cung, u nang buồng trứng… - Theo Y học cổ truyền, do lạnh hoặc do tình chí không thư thái làm cho huyết ứ khí trệ ở bào cung mà gây đau. Ngoài ra do khí huyết hư nhược cho nên kinh mạch ở bào cung không được nuôi dưỡng đầy đủ nên gây đau.
15:21 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Liệt dương là bệnh của nam giới, biểu hiện dương vật không cương (mềm rũ) hoặc có cương không đủ cứng hoặc cương cứng nhưng không bền để thực hiện cần thiết thoả mãn cho một lần giao hợp. Hiệp hội quốc tế nghiên cứu liệt dương (International Sciety for Impoten Reseach-ISIR) đã thống nhất gọi tên là Erectide Dysfunetion viết tắt là ED. - Y học cổ truyền gọi là dương nuy và cân nuy, chủ yếu là ở tạng thận dương hao tổn, hư nhược cơ thể do can, tâm, tỳ và thận hoặc các nguyên nhân khác gây nên.
15:13 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh khớp mạn tính chưa rõ căn nguyên, được coi là bệnh tự miễn biểu hiện đặc trưng là hiện tượng viêm màng hoạt dịch ăn mòn ở các khớp ngoại biên đối xứng, diễn biến kéo dài, tiến triển từng đợt và xương dưới sụn gây biến dạng khớp, dính khớp và giảm chức năng hoạt động của khớp. - Theo Y học cổ truyền Viêm đa khớp dạng thấp thuộc chứng tý chỉ sự bế tắc kinh khí ở các khớp gây đau, sưng nóng đỏ lâu ngày gây biến dạng khớp, cứng khớp
15:07 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: Đau do sỏi mật là những cơn đau do sỏi trong đường mật di chuyển gây tổn thương đường mật hoặc gây tắc đường mật làm căng, dãn đường mật phía trên chỗ tắc. - Y học cổ truyền, đau do sỏi mật nằm trong chứng đởm thạch, hiếp thống. - Mục đích: Làm giảm đau cho bệnh nhân bị đau do sỏi đường mật
15:02 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: Viêm đại tràng mạn hay gặp nhất là do rối loạn chức năng đại tràng không có tổn thương thực thể với biểu hiện là đau và rối loạn đại tiện. Ngoài ra, còn có các thể có tổn thương thực thể như nhiễm kí sinh trùng (lị amip), lao ruột, viêm loét đại trực tràng chảy máu… - Y học cổ truyền gọi là chứng đại trường thấp nhiệt - Mục đích: Làm giảm đau cho bệnh nhân bị đau bụng do viêm đại tràng mạn.
08:41 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Cơn đau do sỏi thận và sỏi niệu quản là triệu chứng thường gặp của niệu khoa, xuất hiện khi viên sỏi di chuyển trong đài bể thận, niệu quản gây tổn thương niệu quản, co thắt niệu quản hoặc gây tắc dẫn đến căng trướng đột ngột vỏ bao thận, đài bể thận hoặc niệu quản. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột sau vận động hoặc đi một quãng đường dài bị xóc và lắc lư nhiều. - Theo Y học cổ truyền: gọi là chứng “Thạch lâm” (đái ra sỏi) - Mục đích: Giảm đau cho người bệnh bị đau do sỏi thận, sỏi niệu quản.
08:37 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý có tổn thương loét ở niêm mạc, hạ niêm mạc thậm chí tới cả lớp cơ của dạ dày – hành tá tràng. - Theo Y học cổ truyền, gọi là chứng vị quản thống, thường gặp hai thể là can khí phạm vị hoặc tỳ vị hư hàn. - Mục đích: Làm giảm đau cho người bệnh bị loét dạ dày – tá tràng.
08:28 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Rối loạn thần kinh chức năng (Histeria) thường xuất hiện sau những chấn thương tâm thần ở những người có nhân cách yếu, dễ bị ám thị, dễ tự ám thị, có xu hướng ly kỳ hoá, hành vi mang kịch tính, thích được mọi người chú ý đến. -Theo Y học cổ truyền, bệnh thuộc chứng uất (tâm quý).
19:44 29/11/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Táo bón là khi bệnh nhân đại tiện hai hay ít lần hơn mỗi tuần hoặc quá khó khăn và căng thẳng khi đại tiện. - Theo Y học cổ truyền, táo bón là chứng đi đại tiện khó, 5-7 ngày chưa đại tiện được do tích tụ thức ăn, uống có nhiệt, bị khí hãm hoặc cơ thể suy nhược.