18:07 07/09/2015
KIÊN LIÊU ( Jiànliáo - Tsienn Tsiao). Huyệt thứ 14 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 14). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai, nói đến khớp vai, đầu trên xương cánh tay); Liêu ( có nghĩa là kẻ hở xương). Đây là huyệt cuối cùng của kinh này trên vùng xương vai và nằm trong chỗ hõm xương. Do đó mà có tên Kiên liêu.
17:59 07/09/2015
KHÚC VIÊN ( Quỳuán - Tsiou Yuann). Huyệt thứ 13 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 13). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là cong); Viên ( có nghĩa là tường thấp). Huyệt nằm ở chỗ hõm cong trên xương vai, xương vai trông giống như một bức tường thấp, do đó mà có tên là Khúc viên ( bức tường cong).
17:49 07/09/2015
KHÚC TUYỀN ( Qù quán - Tsiou Tsiuann). Huyệt thứ 8 thuộc Can kinh ( Liv 8). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là một cái gì đó cong hay quanh co); Tuyền ( có nghĩa là suối, ở đây có nghĩa là một chỗ hõm). Khi định vị huyệt này bảo bệnh nhân ngồi gập chân lại. Huyệt nằm trong chỗ hõm, thường xuất hiện ở mặt giữa của đầu gối. Do đó có tên là Khúc tuyền.
17:54 06/09/2015
KHÚC TRÌ ( Qùchí - Tsiou Tchre). Huyệt thứ 11 thuộc Đại trường du ( LI 11). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là gập cong khuỷu tay); Trì ( có nghĩa là cái ao). Chỗ hõm nơi huyệt này được người ta ví như cái ao. Khi khuỷu tay gập cong lại nơi đó có một chỗ hõm nên gọi là Khúc trì ( ao cong).
16:58 05/09/2015
KHÚC TRẠCH ( Qùzé - Tsiou Tsre). Huyệt thứ 3 thuộc Tâm bào kinh ( P 3). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là một cái gì đó cong, ở đây nói đến sự uốn cong của khuỷu tay); Trạch ( có nghĩa là đầm lầy, thường nó rộng và cạn hơn một cái ao) Huyệt thuộc Hợp Thủy của kinh thủ Quyết âm Tâm bào, thường được tượng trưng bởi nước. Khi định vị trí này khuỷu tay được gập cong lại. Do đó mà có tên Khúc trạch.
17:01 03/09/2015
KHÚC SAI ( Qùchà - Qùchài - Tsiou Tchraé - Kou Tcha). HUyệt thứ 4 thuộc Bàng quang kinh ( B 4). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là rẽ hay uốn cong); Sai (có nghĩa là không đều, thất thường). Đường kinh rẽ đột ngột về phía mặt bên của đầu từ Mi xung làm thành một đường cong trước khi đến huyệt này. Do đó mà có tên Khúc sai ( rẽ thất thường).
11:21 15/08/2015
HOẠT NHỤC MÔN ( Huáròumén - Roa Yẹou Menn). Huyệt thứ 24 thuộc Vị kinh ( S 24). Tên gọi: Hoạt ( có nghĩa là trơn nhẳn); Nhục ( có nghĩa là thịt, ở đây có ý nói tới lưỡi); Môn ( có nghĩa là cửa, cổng). Châm huyệt này có tác dụng làm cho sự chuyển động tự do của lưỡi trong trường hợp cứng lưỡi. Nó cũng làm cho các cơ của lưỡi được trơn lại. Cho nên được gọi là Hoạt nhục môn.
18:53 10/08/2015
HÒA LIÊU ( Kouhéliáo - Héliáo - Ro Tsiao). Huyệt thứ 19 thuộc Đại trường kinh ( LI 19). Tên gọi: Hòa ( có nghĩa là hạt lúa chưa cắt rơm rạ, nơi có râu mọc ra); Liêu ( có nghĩa là kẽ nứt gần chỗ hõm trong xương nơi răng nanh, chỗ râu mọc). Huyệt nằm ở dưới mũi và trên miệng, dưới mũi có thể ngửi được thức ăn, trên miệng có thể ăn được thức ăn, thường để trị méo miệng và mất khứu giác. Người ta thường phân biệt với huyệt Hòa liêu gần ở tai ( Nhĩ Hòa liêu) thuộc kinh Tam tiêu, nên có tên là Hòa liêu ở mũi (Tỵ Hòa liêu)
22:02 12/10/2014
HIỆP KHÊ ( Xiá xi - Kap Ki). Huyệt thứ 43 thuộc Đởm kinh (G 43). Tên gọi: Hiệp ( có nghĩa là nơi nhỏ và hẹp); Khê ( có nghĩa là khe, dòng nước trong núi không thông ra đâu gọi là khê). Huyệt nằm trong chỗ hõm giữa ngón chân 4 và 5, trên khe của hai ngón chân khép lại với nhau tạo thành một khe rãnh, ở gần giữa đường giới hạn da đen và trắng, phân biệt màu da trên và dưới. Do đó mà có tên là Hiệp khê.
18:40 10/10/2014
HÃM CỐC ( Xiàngu - Sienn Kou). Huyệt thứ 43 thuộc Vị kinh ( S 43). Tên gọi: Hãm ( có nghĩa là chìm, hõm xuống); Cốc ( có nghĩa là hang, núi có chỗ hõm vào). Huyệt nằm trong chỗ hõm giữa các xương. Ở đây được ví như nó với thung lũng giữa các ngọn núi. Thường để chữa các chứng sình bụng, khí hư hạ hãm, nên có tên là Hãm cốc ( Thung lũng chìm).