.

HÒA LIÊU

 18:53 10/08/2015

HÒA LIÊU ( Kouhéliáo - Héliáo - Ro Tsiao). Huyệt thứ 19 thuộc Đại trường kinh ( LI 19). Tên gọi: Hòa ( có nghĩa là hạt lúa chưa cắt rơm rạ, nơi có râu mọc ra); Liêu ( có nghĩa là kẽ nứt gần chỗ hõm trong xương nơi răng nanh, chỗ râu mọc). Huyệt nằm ở dưới mũi và trên miệng, dưới mũi có thể ngửi được thức ăn, trên miệng có thể ăn được thức ăn, thường để trị méo miệng và mất khứu giác. Người ta thường phân biệt với huyệt Hòa liêu gần ở tai ( Nhĩ Hòa liêu) thuộc kinh Tam tiêu, nên có tên là Hòa liêu ở mũi (Tỵ Hòa liêu)

.

HẠ LIÊU

 17:01 10/10/2014

HẠ LIÊU ( Xià Liao - Sia Tsiao). Huyệt thứ 34 thuộc Bàng quang kinh (B 34). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là ở dưới, ở phía dưới); Liêu ( có nghĩa là kẻ nứt, lỗ trống không trong xương). Xương cùng của cơ thể con người gọi là Liêu cốt. Huyệt này nằm ở lỗ trống không của Túc Thái dương mạch. Huyệt ở trong lỗ cuối cùng, lỗ thứ tư của xương cùng nên gọi là Hạ liêu hay Tứ liêu.

.

GIÁC TÔN

 19:50 03/10/2014

GIÁC TÔN ( Jiăo sùn - Tsiao Soun). Huyệt thứ 20 thuộc Tam tiêu kinh (TE 20). Tên gọi: Giác ( có nghĩa là góc của sọ); Tôn ( có nghĩa là cháu, ở đây chỉ những tôn lạc). Huyệt nằm ở góc của vùng thái dương ngay trên đỉnh tai. Một nhánh của tôn lạc xuất phát từ huyệt này và uốn cong xuống dưới má. Do đó có tên là Giác tôn.

.

Ế PHONG

 11:47 03/10/2014

Ế PHONG ( Yì fèng - I fong). Huyệt thứ 17 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 17). Tên gọi: É ( có nghĩa là cái quạt làm bằng lông gà, người ta tượng trưng giống hình loa tai. Phong ( có nghĩa là gió). Ở đây hàm ý tiếng ồn được gây ra bởi gió. Huyệt nằm ở chỗ hõm sau tai, một nơi được che chở khỏi gió, chủ yếu trị được chứng ù tai, lùng bùng tai như gió thổi vào tai. Do đó mà có tên là Ế phong

.

ĐỘC TỴ

 19:28 01/10/2014

ĐỘC TỴ (Dú bí - Tou pi) . Huyệt thứ 35 thuộc Vị kinh ( S35). Tên gọi: Độc ( có nghĩa là con trâu, con nghé); Tỵ ( có nghĩa là mũi). Huyệt nằm trong chỗ hõm bờ dưới phía ngoài xương đầu gối. Vị trí ở đây giống như mũi con trâu có hõm hai bên tợ như hai lỗ mũi nên gọi là Độc Tỵ

.

ĐỒNG TỬ LIÊU

 18:03 01/10/2014

ĐỒNG TỬ LIÊU ( Tóng zí liáo - Trong Tse Tsiao). Huyệt thứ 1 thuộc Đởm kinh (G 1). Tên gọi: Đồng tử ( có nghĩa là con ngươi). Liêu ( có nghĩa là khe hở, đường nứt, khe xương). Huyệt ở phía bên của mắt nơi khe hở xương, từ con ngươi kéo ra nên gọi là Đồng tử liêu.

.

ĐOÀI ĐOAN

 21:14 29/09/2014

ĐOÀI ĐOAN ( Dùi Duàn - Tóe Toann). Huyệt thứ 27 thuộc Đốc mạch ( GV 27). Tên goi: Đoài (có nghĩa là một trong tám quẻ ( bát quái). Trong tiếng Trung Quốc cổ có nghĩa là môi hay miệng); Đoan ( có nghĩa là ngay thẳng, đầu môi, phần nhô lên nhất). Huyệt nằm trên chỗ lồi gò giữa môi trên, nên gọi là Đoài đoan.

.

ĐỊA THƯƠNG

 20:59 29/09/2014

ĐỊA THƯƠNG ( Di càng). Huyệt thứ 4 thuộc Vị kinh ( S 4). Tên gọi: Địa ( có nghĩa là đất, ở dưới, ở phần dưới của mặt, phần dưới gọi là địa); Thương ( có nghĩa là nơi cất giữ thóc lúa). Đất cung cấp cho con người nhiều loại thực phẩm khác nhau được xem như là thức ăn đưa qua miệng và chứa đựng trong dạ dày ví như một cái kho cho nên có tên là Địa thương ( kho chứa đồ từ đất).

.

ĐẦU LÂM KHẤP

 19:43 26/09/2014

ĐẦU LÂM KHẤP ( Tóulínqì - Linn Tsri, Lam Iap). Huyệt thứ 15 thuộc Đởm kinh ( G 15).Tên gọi: Lâm ( có nghĩa là ở trên soi xuống, kiểm soát); Khấp ( có nghĩa là nước mắt). Huyệt ở chân tóc trán, ngay con ngươi 0,5 thốn bên trong đường chân tóc. Đặc biệt nó có tác dụng trong chẩn trị, hạn chế nước mắt quá nhiều do rối loạn ở mắt. Vì thế mà có tên là Lâm khấp. Gọi là Đầu lâm khấp để phân biệt với Túc lâm khấp ở chân.

.

ĐẦU KHIẾU ÂM

 19:33 26/09/2014

ĐẦU KHIẾU ÂM ( Tóuqiàoyin - Tsiao Inn de tête). Huyệt 11 thuộc Đởm kinh ( G11). Tên gọi: Khiếu ( có nghĩa là cái lỗ); Âm ( có nghĩa là phần nằm trong bóng tối, so với Dương bạch. Huyệt ở sau tai, trên mặt âm của đầu. Để phân biệt với huyệt Khiếu âm ở chân nên gọi là Đầu khiếu âm.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây