Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo
0985261315
.

LINH KHƯ

 07:26 23/09/2015

LINH KHƯ ( Lingxù - Ling Chu - Ling Siu). Huyệt thứ 24 thuộc Thận kinh ( K 24). Tên gọi: Linh ( có nghĩa là thần linh, khí tinh anh của khí dương là " Thần", khí tinh anh của khí âm gọi là " Linh"); Khu ( có nghĩa là cái gò lớn, nơi buôn bán sầm uất. Huyệt nằm ở bên gò lớn ( chỉ ngực), nơi ra vào của khí âm của Thận ở ngực.
.

LIÊM TUYỀN

 05:30 19/09/2015

LIÊM TUYỀN ( Liánquán - Lienn Tsiuann). Huyệt thứ 23 thuộc Nhâm mạch ( CV 23). Tên gọi: Liêm ( có nghĩa là góc cạnh. Đồ vật có góc cạnh gọi là Liêm, ở đây nói gốc lưỡi); Tuyền ( có nghĩa là suối, ở đây có nghĩa là nước dãi). Huyệt nằm ở gốc cổ - cằm, ở dưới nó là gốc lưỡi. Huyệt dùng để trị các rối loạn ở lưỡi như ngọng, nói khó, nước dãi chảy thì dùng tới nó, cho nên gọi là Liêm tuyền.
.

LÃI CẤU

 08:34 17/09/2015

LÃI CẤU ( Lígòu - Li Keou). Huyệt thứ 5 thuộc Can kinh ( Liv 5). Tên gọi: Lãi ( có nghĩa là con mọt gỗ, đồ đạc dùng lâu bị sứt mẻ cũng gọi là lãi); Cấu ( có nghĩa là chỗ hõm, hẹp, nhỏ). Khi bàn chân bị gập cong lên, có thể xuất hiện một chỗ hõm nhỏ hẹp ở vùng huyệt. Huyệt có dấu hiệu biểu hiện các triệu chứng bạch đới, xuất huyết tử cung, ngứa âm hộ. Một số bệnh nhân có những triệu chứng trên, đặc biệt ở triệu chứng cuối cùng, có thể có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, như một cái gì đó di chuyển trong vùng bị ảnh hưởng. Do đó có tên là Lãi cấu.
.

LẠC KHƯỚC

 06:03 17/09/2015

LẠC KHƯỚC ( Luò què - To Tsri - Loc K'héoc). Huyệt thws8 thuộc Bàng quang kinh ( B 8). Tên gọi: Lạc ( có nghĩa là những phần phụ, nói đến những mạch nhỏ, hay những mạch bị sung huyết trong trường hợp viêm màng tiếp hợp); Khước ( có nghĩa là loại trừ hay khước từ). Huyệt có dấu hiệu ở chứng đau và đỏ mắt, bài tiết loại bỏ sự sung huyết khỏi các mạch máu. Do đó mà có tên là Lạc khước.
.

KỲ MÔN

 05:25 15/09/2015

KỲ MÔN ( Qìmén - Tchi Menn). Huyệt thứ 14 thuộc Can kinh ( Liv 14). Tên gọi: Kỳ ( có nghĩa là kỳ hẹn, chu kỳ); Môn ( có nghĩa là cái cửa). Huyệt ở bên thân mình, đó cũng là nơi khí đến và đi. Sự lưu thông của khí và huyết của các kinh bắt đầu từ Vân môn đi ngang qua Phế, Đại trường, Vị, Tỳ, Tâm, Tiểu trường, Bàng quang, Thận, Tâm bào lạc, Tam tiêu, Đởm và Can, cuối cùng chấm dứt ở Kỳ môn. Đó là huyệt cuối cùng nếu tính theo thứ tự trong số huyệt không thay đổi của 12 kinh. Ở cuối cùng chu kỳ kinh khí, nên có tên Kỳ môn.
.

KINH MÔN

 05:16 15/09/2015

KINH MÔN ( Jìngmén - Tsing Menn). Huyệt thứ 25 thuộc Đởm kinh ( G 25). Tên gọi: Kinh ( có nghĩa là to lớn, chính, cái gì đó quan trọng); Môn ( có nghĩa là cái cửa, qua đó khí và huyết có thể đến và đi). Huyệt là Mộ huyệt của Thận, nằm sát với Thận, nó biểu hiện dấu hiệu của sự rối loạn chức năng thận, bởi những đặc trưng quan trọng của nó. Cho nên gọi là Kinh môn.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây