18:25 11/09/2015
KIÊN TRUNG DU (Jiànzhòngshù - Tsienn chong chou). Huyệt thứ 15 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 15). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai ); Trung ( có nghĩa là chính giữa); Du ( có nghĩa là nơi khí ra vào, ý nói đây là huyệt). Trung có nghĩa là trung tâm, ở đây chỉ điểm giữa trên đường nối của hai huyệt "Đại chùy và Kiên tỉnh" do đó mà có tên Kiên trung du.
18:04 11/09/2015
KIÊN TRINH ( Jiànzhèn - Tsienn Tchenn). Huyệt thứ 9 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 9). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Kiên ( có nghĩa là bình thường hay trái nghĩa với bất bình thường). Huyệt có dấu hiệu ở vai đau và nâng cánh tay khó khăn. Nó có thể đẩy mạnh sự kháng cự của cơ thể để xua tan yếu tố gây bệnh bên ngoài, đẩy mạnh hoạt động chức năng của khớp vai phục hồi nó trở lại bình thường, nên có tên là Kiên trinh ( phục hồi bình thường vai).
18:50 09/09/2015
KIÊN TỈNH ( Jiàn Jing - Tsienn Tsing ). Huyệt thứ 21 thuộc Đởm kinh ( G 21). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai hay cùng vai); Tỉnh ( có nghĩa giếng, nói đến chỗ hõm sâu). Huyệt ở trên vai, dưới nó là khoang ngực trống và sâu như một cái giếng nên gọi là Kiên tỉnh.
18:41 09/09/2015
KIÊN NGUNG ( Jiànyú - Tsienn Lu). Huyệt thứ 15 thuộc Đại trường kinh ( LI 15). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Ngung ( có nghĩa là đầu xương vai). Huyệt này ở đầu xương vai và có biểu hiện ở sự rối loạn vai nên gọi là Kiên ngung ( đầu xương vai).
18:30 09/09/2015
KIÊN NGOẠI DU ( Jiànwàishù - Tsienn oae Iu). Huyệt thứ 14 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 14). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Ngoại ( có nghĩa là bên ngoài); Du ( là nơi ra vào, ở đây có nghĩa là huyệt. Kiên ngoại có nghĩa là bên ngoài xương vai ở phía trên vai, nói đến huyệt không nằm trên xương vai mặc dù gần với nó. Huyệt này cao hơn biên giới giữa của xương vai, không giống như hai huyệt ( Kiên trung du, Thiên liêu) trước đây nằm trên đó. Do đó mà có tên Kiên ngoại du ( huyệt bên cạnh ngoài xương vai).
17:59 07/09/2015
KHÚC VIÊN ( Quỳuán - Tsiou Yuann). Huyệt thứ 13 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 13). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là cong); Viên ( có nghĩa là tường thấp). Huyệt nằm ở chỗ hõm cong trên xương vai, xương vai trông giống như một bức tường thấp, do đó mà có tên là Khúc viên ( bức tường cong).
17:54 06/09/2015
KHÚC TRÌ ( Qùchí - Tsiou Tchre). Huyệt thứ 11 thuộc Đại trường du ( LI 11). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là gập cong khuỷu tay); Trì ( có nghĩa là cái ao). Chỗ hõm nơi huyệt này được người ta ví như cái ao. Khi khuỷu tay gập cong lại nơi đó có một chỗ hõm nên gọi là Khúc trì ( ao cong).
16:38 05/09/2015
KHÚC TÂN ( Qùbìn - Kou Penn - Tsiou Ping). Huyệt thứ 7 thuộc Đởm kinh ( G 7). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là cong hay chỗ ngoặc); Tân ( có nghĩa là đường chân tóc ở thái dương. Huyệt theo đường cong quay hướng lên phía Suất cốc làm thành một đường cong. Do đó mà có tên Khúc tân.
17:01 03/09/2015
KHÚC SAI ( Qùchà - Qùchài - Tsiou Tchraé - Kou Tcha). HUyệt thứ 4 thuộc Bàng quang kinh ( B 4). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là rẽ hay uốn cong); Sai (có nghĩa là không đều, thất thường). Đường kinh rẽ đột ngột về phía mặt bên của đầu từ Mi xung làm thành một đường cong trước khi đến huyệt này. Do đó mà có tên Khúc sai ( rẽ thất thường).
11:21 15/08/2015
HOẠT NHỤC MÔN ( Huáròumén - Roa Yẹou Menn). Huyệt thứ 24 thuộc Vị kinh ( S 24). Tên gọi: Hoạt ( có nghĩa là trơn nhẳn); Nhục ( có nghĩa là thịt, ở đây có ý nói tới lưỡi); Môn ( có nghĩa là cửa, cổng). Châm huyệt này có tác dụng làm cho sự chuyển động tự do của lưỡi trong trường hợp cứng lưỡi. Nó cũng làm cho các cơ của lưỡi được trơn lại. Cho nên được gọi là Hoạt nhục môn.