19:10 24/09/2014
ĐẠI TRƯỜNG DU ( Dàchángshu - Ta Tchrang Chou). Huyệt thứ 25 thuộc Bàng quang kinh ( B 25). Tên gọi: Đại trường ( theo nghĩa giải phẫu có nghĩa là ruột già); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt là nơi khí của Đại trường di chuyển và rót về, là du huyệt quan trọng chủ trị bệnh tật của Đại trường.
18:48 24/09/2014
ĐẠI NGHÊNH ( DàyYing - Ta Ing). Huyệt thứ 5 thuộc Vị kinh ( S 5). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn); Nghênh ( có nghĩa là chờ vật ngoài tới mà ngửa mặt ra đón lấy). Xương phía trước xương hàm, giải phẫu cổ đại gọi là " Đại cốt nghênh", huyệt này nằm ở phía trước góc xương hàm dưới của Nghênh cốt, cho nên có tên là Đại nghênh
18:28 22/09/2014
ĐẠI HOÀNH ( Dàhéng - Ta Rong). Huyệt thứ 15 thuộc Tỳ kinh ( Sp15). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, lớn); Hoành ( có nghĩa là đường ngang, ở đây chỉ kết trường ngang của ruột già , nó chạy song song với đường được tạo thành bởi hai huyệt mỗi bên. Những huyệt này nằm ngay trên những phần trên dưới của kết tràng và những biểu hiện rối loạn khác nhau của ruột già, nên có tên là Đại hoành ( đường ngang lớn).
18:21 22/09/2014
ĐẠI HÁCH ( Dàhè - Taé Ha, Ta Ro). Huyệt thứ 12 thuộc Thận kinh ( K12). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, lớn, vĩ đại); Hách ( có nghĩa là rõ rệt, thịnh vượng). Tử cung nằm dưới huyệt này, lúc có thai bụng trở nên lớn hơn và rõ ràng hơn nên gọi là Đại hách ( sự nhô lồi lớn lên).
17:41 22/09/2014
ĐẠI ĐÔN ( Dàdùn - Ta Toun). Huyệt thứ 1 thuộc Can kinh ( Liv 1). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, lớn); Đôn ( có nghĩa là cái gò đầy đặn). Phía trước của ngón chân cái, nơi huyệt này định vị vừa lớn vừa đầy đặn, do đó có tên là Đại đôn.
17:28 22/09/2014
ĐẠI ĐÔ ( Dà dù - Ta tou). Huyệt thứ 2 thuộc Tỳ kinh ( Sp 2). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn, to, thịnh đạt, phong phú); Đô ( có nghĩa là tụ tập đông đúc, lại có nghĩa là ao). Huyệt nằm ở cuối ngón chân cái, nơi mà cơ và xương tương đối dày, tạo thành một chỗ lồi lên có ý như huyệt nơi đó Thổ khí phong phú và súc tích như nước chảy vào ao, nên gọi là Đại đô ( chỗ lồi lớn).
15:22 20/09/2014
ĐẠI CỰ ( Dàjù). Huyệt thứ 27 thuộc Vị kinh ( S 27). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn); Cự ( có nghĩa là thái quá). Huyệt nằm ở chỗ cao nhất ở vùng bụng dưới, lại có tác dụng thông điều trường vị, nên có tên là Đại cự ( lớn thái quá).
15:13 20/09/2014
ĐẠI CHÙY ( Dàzhuì). Huyệt thứ 14 của Đốc mạch ( GV 14). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, cao, lớn); Chùy ( có nghĩa là ụ xương nổi nhô lên, ở đây chỉ đốt sống cổ thứ 7). Huyệt nằm ở dưới chổ lồi lớn lên của ụ xương cổ thứ 7, nên được gọi là Đại chùy.
15:03 20/09/2014
ĐẠI CHUNG ( Dàzhòng). Huyệt thứ 4 thuộc Thận kinh ( K4). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn hay vĩ đại); Chung ( có nghĩa là cái chuông, ở đây nói về nơi cuối cùng đổ về của kinh khí. Huyệt là Lạc huyệt của kinh Túc Thái âm Thận, nơi mà khí nhiều và dư thừa. Mặt khác " chung" cũng có thể nói về gót chân, nó nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, huyệt nằm ở trên đó nên có tên gọi Đại chung.
19:57 19/09/2014
ĐẠI BAO ( Dàbào), Huyệt thứ 21 thuộc Tỳ kinh ( Sp 21). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là chung hay lớn lao); Bao ( có nghĩa là kiểm soát một cái gì đó một cách toàn bộ hay chăm sóc một cái gì). Huyệt Lạc nối chung các lạc mạch khác thuộc kinh Thái âm Tỳ như dạng cái lưới bủa ra chi phối các lạc của kinh âm và kinh dương. Tỳ cũng được xem như rưới khắp các cơ quan tạng phủ và tứ chi, tất cả các mô, các tổ chức của cơ thể chứa đựng chất dinh dưỡng từ Tỳ. Cho nên có tên là Đại bao