12:23 09/11/2013
Hoàng Đế hỏi: “Hài, Ngược” đều sinh ra bởi phong. Lúc phát lúc không, không có kỳ hạn, là vì sao? (Hài cũng là ngược, nhưng chứng phát về đêm gọi là Hài, phát về ngày gọi là Ngược) [17]. Kỳ Bá thưa rằng:
12:17 09/11/2013
Hoàng Đế hỏi rằng: Mạch mùa Xuân như huyền... Thế nào gọi là huyền? [1]
12:10 09/11/2013
Hoàng Đế hỏi: Người có 4 kinh, 12 tùng là thế nào? (24). Kỳ Bá thưa: Bốn kinh ứng với 4 mùa, 12 tùng ứng 12 tháng, mười hai tháng ứng 12 mạch (25). Mạch có Âm Dương khác nhau. Biết dương sẽ biết được Âm, biết Âm sẽ biết được dương (26). Phàm về Dương gồm có cả năm. Năm lần năm sẽ có hai mươi nhăm phần Dương (26). Phàm gọi là Âm, tức là chân tạng. Nếu chân tạng hiện sẽ bại, bại sẽ chết (27). Phàm gọi là Dương tức là dương của Vị quản (28).
12:02 09/11/2013
Ba tháng mùa xuân gọi là lúc phô bầy cái mới mẻ, Trời đất đều đang lúc sinh, vạn vật được tươi tốt [1]. Con người nên đi ngủ muộn và thức dậy sớm, đi bộ trong sân, xõa tóc với dáng điệu hòa hoãn, tất cả nhằm làm cho cái chí với mình được sinh ra [2]. Chúng ta chỉ nên làm những hành động giúp cho sự sống (sinh) mà không nên làm những hành động giết chết, nên cho mà không chiếm đoạt, nên thưởng thức mà không nên phạt [3]. Đó là chúng ta ứng với xuân khí, cũng là đạo ‘dưỡng sinh ‘ vậy [4]. Nếu nghịch lại, sẽ làm thương đến Can, đến mùa Hạ sẽ bị bệnh hàn, đó là vì xuân khí không ‘ phụng ‘ đủ khí ‘hạ trưởng ‘ cho mùa hạ [5].
12:49 06/11/2013
Điều 71 Nan viết : “Kinh nói : Châm vinh khí (phải làm sao) đừng để làm thương đến vệ khí; châm vệ khí (phải làm sao) đừng để thương đến vinh khí. Nói thế là sao ?”. Thực vậy : “Châm vào vùng Dương khí, phải để kim nằm xiên để châm vào; châm vùng Âm khí, trước hết dùng tay trái xoa đè xuống nơi huyệt vinh du mà mình định châm, đợi khi nào khí tán thì mới châm kim vào trong. Đây gọi là phương pháp “châm vinh đừng làm thương vệ, châm vệ đừng làm thương vinh”.
12:46 06/11/2013
Điều 61 Nan viết : “Kinh nói : Vọng để biết gọi là thần, văn (nghe) để biết gọi là thánh, vấn (hỏi) để biết gọi là công, thiết mạch để biết gọi là xả. Nói thế nghĩa là thế nào?”.