18:43 08/09/2014
CHƯƠNG MÔN ( Zhàngmén) . Huyệt thứ 13 thuộc Can kinh ( Liv 13). Tên gọi: Chương ( có nghĩa là rõ rệt, sáng sủa, rõ ràng, văn vẻ, phân minh); Môn ( có nghĩa là cửa). Huyệt thuộc Túc Quyết âm Can kinh, được đại diện bởi màu xanh và mùa xuân, biểu hiện sự sáng sủa. Nơi vùng nghi bệnh được so sánh với cửa ngõ, do đó có tên là Chương môn.
22:45 27/03/2014
Thiết chẩn: Đứng hàng thứ 4 cũng là đứng cuối cùng trong hàng Tứ chẩn, thiết chẩn là căn bản, là chủ chốt, là một việc cần thiết nắm phần quan trọng rất lớn trong việc xét mạch để biết bệnh ở “nội thể”. Thật vậy, mặc dù đối trước bệnh nhân, ta đã thấy người (Vọng), đã nghe nói chuyện (Văn) và đã hỏi những điều cần phải biết (Vấn) để xét bệnh.
16:40 03/12/2013
I. ĐẠI CƯƠNG Hội chứng ruột kích thích là hội chứng rối loạn chức năng đại tràng thường gặp trên lâm sàng. Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng: đau bụng, trướng bụng, rối loạn chức năng đại tiện. Trải qua các thời kỳ, bệnh có các tên gọi khác nhau như: viêm đại tràng tăng tiết; viêm đại tràng co thắt; rối loạn chức năng đại tràng, hoặc hội chứng đại tràng dễ kích thích… và cho đến nay thống nhất với bệnh danh là Hội chứng ruột kích thích.
15:01 16/11/2013
Lôi Công hỏi Hoàng Đế : “Ngũ sắc riêng hiện rõ trên Minh đường ư ? Tiểu tử này chưa hiểu ý nói gì”[1]. Hoàng Đế đáp : "Minh đường là vùng trên mũi. Khuyết là vùng giữa đôi mày, đình là nhan (trán và 2 bên), phồn là vùng 2 bên má, tế là vùng cửa vào lỗ tai[2]. Trong khoảng những vùng đó, nếu được biểu hiện nổi bật và rõ ràng, đứng cách nhau chừng 10 bộ, ta cũng thấy được nó hiện ra ngoài, người như thế là thọ (sống lâu), ắt đạt đến trăm tuổi”[3].
14:53 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi : "Ta được nghe thầy nói về phép châm, nghe rất nhiều và rất rõ ràng, Đạo của thầy dường như ứng với tùy lúc, tức là u ẩn xa xôi mà lại đáng tin, chứ không phải là một cái gì đó rất vững chãi, rõ ràng, đấy là nhờ vào việc học và hỏi 1 cách thuần thục mới biết hay là nhờ vào thẩm sát vạn vật mà Tâm mình sinh ra biết được ?"[1].
13:20 16/11/2013
Hoàng đế hỏi Kỳ Bá : “Ta xem vạn dân như con, ta nuôi dưỡng trăm họ, thu tô thuế của họ. Ta chỉ buồn là nuôi họ không đủ để rồi họ bị bệnh tật [1]. Ta không muốn để cho họ bị uống phải độc dược, cũng không muốn dùng đá để biếm[2]. Ta muốn dùng loại kim vi châm để thông kinh mạch cho họ, điều hòa khí huyết cho họ, làm thế nào để cho khí huyết vận hành theo nghịch hay thuận đều có chỗ hội nhau [3] . (Những ước muốn trên) phải có cách nào có thể truyền lại cho hậu thế [4]. Muốn truyền được ắt phải có những phương pháp rõ ràng, ắt phải đạt được kết quả cuối cùng mà không bị hủy diệt, tuy dùng lâu đời mà vẫn không bị tuyệt, dễ làm, khó quên, đáng làm khuôn mẫu có cương kỷ, tách riêng bằng những phạm vi, chương trình, phân biệt biểu và lý, có thỉ có chung [5]. Biết được một cách cụ thể bệnh nào châm kim nào [6]. Vậy trước hết phải viết ra quyển sách CHÂM KINH. Ta mong được nghe thầy trình bày rõ ràng hơn” [7].
12:48 09/11/2013
Hoàng Đế hỏi rằng: Sáu sự hóa, sáu sự biến, thắng với phục, râm với trị cùng những vị cam, khổ, tân, hàm, toan, đạm có nên trước sau như thế nào, tôi đã biết rồi. Duy sự hóa của năm vận, hoặc thuận năm khí, hoặc trái thiên khí, hoặc thuận thiên khí mà trái địa khí, hoặc thuận địa khí mà trái thiên khí, hoặc tương đắc, hoặc không tương đắc... Tôi chưa hiểu được rõ ràng. Giờ muốn suốt “Kỷ” của trời, thuận “lý” của đất, cho vận được hòa, cho hóa được điều, khiến trên dưới hợp đức, không cùng sai bực, trời đất thăng giáng, đều được thích nghi, năm vận tuyên hành, không trái với chính, đều với chính vị thuận nghịch thế nào? Xin cho biết rõ...[1] .