18:24 04/12/2015
NHIÊN CỐC ( Rángu - Jenn Kou). Huyệt thứ 2 thuộc Thận kinh ( K 2). Tên gọi: Nhiên ( có nghĩa là tên giải phẫu xưa gọi tên của xương thuyền ở gan bàn chân, gọi Nhiên cốt.); Cốc ( có nghĩa là chỗ hõm ở núi). Huyệt được xác định ở bờ dưới của xương này, nên gọi là Nhiên cốc.
11:12 13/09/2015
KINH CỐT ( Jìng gu - Tsing Kou). Huyệt thứ 64 thuộc kinh Bàng quang ( B 64). Tên gọi: Kinh ( có nghĩa là tên giải phẫu của xương thuộc khối bàn chân thứ năm. Huyệt ở sát với xương này, do đó mà có tên Kinh cốt.
15:13 20/09/2014
ĐẠI CHÙY ( Dàzhuì). Huyệt thứ 14 của Đốc mạch ( GV 14). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, cao, lớn); Chùy ( có nghĩa là ụ xương nổi nhô lên, ở đây chỉ đốt sống cổ thứ 7). Huyệt nằm ở dưới chổ lồi lớn lên của ụ xương cổ thứ 7, nên được gọi là Đại chùy.
19:19 19/09/2014
ĐÀO ĐẠO ( Táodào). Huyệt thứ 13 thuộc Đốc mạch ( GV 13). Tên gọi: Đào ( có nghĩa là đồ sành, đồ gốm, mừng rỡ); Đạo ( có nghĩa là con đường hay lối đi). Huyệt có dấu hiệu bất ổn về tinh thần, suy nhược tinh thần, đau đầu, đau cổ. Đốc mạch chi phối phần dương của cơ thể, hỏa khí đi lên qua mạch này giống như khói đi qua ống khói của lò gạch. Do đó mà có tên là Đào đạo.
16:29 16/09/2014
DƯƠNG TRÌ ( Yángchí). Huyệt thứ 4 thuộc Tam tiêu kinh 9 (TE 4). Tên gọi: Dương ( có nghĩa trái với âm , mặt ngoài của cổ tay được xem như là dương so với âm là trong lòng bàn tay); Trì ( có nghĩa là cái ao, ở đây có nghĩa là lỗ hõm). Huyệt nằm trong chỗ hõm , ở mặt dương của cổ tay. Do đó mà có tên Dương trì
21:33 04/01/2014
THIÊN THỨ TƯ MẠCH, CHỨNG VÀ PHÉP TRỊ BỆNH NGƯỢC ĐIỀU 1 Thầy nói Mạch của chứng ngược (sốt rét) Huyền. Huyền, Sác là nhiệt nhiều, Huyền, Trì là hàn nhiều. Huyền, Tiểu, Khẩn, dùng phép hạ (xổ) đi sẽ bớt. Mạch Huyền, Trì có thể dùng phép ôn. Huyền Khẩn có thể dùng phép phát hãn, châm cứu. Mạch Phù, Đại có thể dùng phép thổ. Mạch Huyền Sác là cảm phải phong tà phát ra. Dùng phương pháp ăn uống và nghỉ ngơi sẽ khỏi.
15:15 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi : "Kinh nói rằng : Mùa hạ bị thương bởi thử khí thì mùa thu bị bệnh sốt rét, bệnh sốt rét lại xảy ra có những mốc thời gian nhất định, nguyên nhân nào đã gây ra như thế ?”[1].