21:51 12/05/2016
THÁI BẠCH ( Taìbái - Taé Po). Huyệt thứ 3 thuộc Tỳ kinh ( Sp 3). Tên gọi: Thái ( có nghĩa là lớn); Bạch ( có nghĩa là trắng). Huyệt nằm sau ngón chân cái, ở phía sau dưới đầu xương bàn chân thứ nhất, ở chỗ giáp nhau của da trắng và đỏ nhưng sát với phần trắng hơn, nên có tên là Thái bạch ( quá trắng).
17:34 23/12/2015
PHÚC KẾT( FùJié - Tou Tsié - Fou Tchi ). Huyệt thứ 14 thuộc Tỳ kinh ( Sp 14). Tên gọi: Phúc ( có nghĩa ở đây là bụng); Kết ( có nghĩa là ứ đọng). Huyệt chủ yếu biểu hiện sự ứ đọng khí trong bụng và ngực, hay nói khác hơn sự ứ đọng của khí tấn công lên Tâm gây đau quanh rốn, ho, ỉa chảy, nên gọi là Phúc kết ( Khí kết tụ ở bụng).
17:01 10/10/2014
HẠ LIÊU ( Xià Liao - Sia Tsiao). Huyệt thứ 34 thuộc Bàng quang kinh (B 34). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là ở dưới, ở phía dưới); Liêu ( có nghĩa là kẻ nứt, lỗ trống không trong xương). Xương cùng của cơ thể con người gọi là Liêu cốt. Huyệt này nằm ở lỗ trống không của Túc Thái dương mạch. Huyệt ở trong lỗ cuối cùng, lỗ thứ tư của xương cùng nên gọi là Hạ liêu hay Tứ liêu.
19:10 24/09/2014
ĐẠI TRƯỜNG DU ( Dàchángshu - Ta Tchrang Chou). Huyệt thứ 25 thuộc Bàng quang kinh ( B 25). Tên gọi: Đại trường ( theo nghĩa giải phẫu có nghĩa là ruột già); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt là nơi khí của Đại trường di chuyển và rót về, là du huyệt quan trọng chủ trị bệnh tật của Đại trường.
18:28 22/09/2014
ĐẠI HOÀNH ( Dàhéng - Ta Rong). Huyệt thứ 15 thuộc Tỳ kinh ( Sp15). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, lớn); Hoành ( có nghĩa là đường ngang, ở đây chỉ kết trường ngang của ruột già , nó chạy song song với đường được tạo thành bởi hai huyệt mỗi bên. Những huyệt này nằm ngay trên những phần trên dưới của kết tràng và những biểu hiện rối loạn khác nhau của ruột già, nên có tên là Đại hoành ( đường ngang lớn).
17:28 22/09/2014
ĐẠI ĐÔ ( Dà dù - Ta tou). Huyệt thứ 2 thuộc Tỳ kinh ( Sp 2). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn, to, thịnh đạt, phong phú); Đô ( có nghĩa là tụ tập đông đúc, lại có nghĩa là ao). Huyệt nằm ở cuối ngón chân cái, nơi mà cơ và xương tương đối dày, tạo thành một chỗ lồi lên có ý như huyệt nơi đó Thổ khí phong phú và súc tích như nước chảy vào ao, nên gọi là Đại đô ( chỗ lồi lớn).
15:03 20/09/2014
ĐẠI CHUNG ( Dàzhòng). Huyệt thứ 4 thuộc Thận kinh ( K4). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn hay vĩ đại); Chung ( có nghĩa là cái chuông, ở đây nói về nơi cuối cùng đổ về của kinh khí. Huyệt là Lạc huyệt của kinh Túc Thái âm Thận, nơi mà khí nhiều và dư thừa. Mặt khác " chung" cũng có thể nói về gót chân, nó nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, huyệt nằm ở trên đó nên có tên gọi Đại chung.
07:50 29/08/2014
Góp phần thực hiện Nghị định số 32 của Chính phủ và Quyết định số 95 của Bộ NN-PTNT về việc cấm săn bắt, bắt giữ nuôi gấu trái phép, buôn bán các sản phẩm từ gấu, bao gồm cả mật gấu cũng như thực thi công ước CITES.
18:39 27/08/2014
BÀNG QUANG DU ( Pángguàngshù). Huyệt thứ 28 thuộc Bàng quang kinh ( B 28). Tên gọi: Bàng quang ( có nghĩa là Bọng đái) ; Du ( nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt nằm tương ứng với Bàng quang, là chỗ khí của bàng quang di chuyển và rót về. Chủ trị bệnh của Bàng quang, nên gọi là bàng quang du.
21:18 23/08/2014
Thòng bong - còn có tên là “bòng bong”, “dương vong”, “thạch vĩ dây” ... Đông y gọi là "hải kim sa" vì cây này có rất nhiều bào tử (nhiều như biển – hải) lóng lánh như những hạt cát vàng (kim sa). Cây này mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở bụi rậm, bờ rào ... Khi dùng làm thuốc, cắt toàn cây dùng tươi hay phơi khô, không phải chế biến khác. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIX - Thẩm thấp lợi thủy.