16:52 23/02/2016
TAM ÂM GIAO ( Sànyinjiào - Sann Inn Tsiao). Huyệt thứ 6 thuộc Tỳ kinh ( Sp 6). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Âm ( có nghĩa trái với Dương, chỗ mặt trong chân so với mặt ngoài chân); Giao ( có nghĩa là chỗ gặp nhau). Huyệt ở tại chỗ gặp nhau của ba kinh âm ở chân, cách mắt cá trong 3 thốn, nơi chỗ hõm bờ dưới xương. Cho nên gọi là Tam âm giao.( ba kinh âm hội giao lại với nhau).
19:11 29/12/2015
TỬ UYỂN Tên khoa học Radix Asteris Aster tataricus L.f. Họ Asteraceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XII - Chỉ khái bình suyễn.
18:34 26/12/2015
PHỦ XÁ ( Fushè - Fou Ché). Huyệt thứ 13 thuộc Tỳ kinh ( SP 13). Tên gọi: Phủ ( có nghĩa là một nơi mà những thứ cùng đổ về); Xã ( có nghĩa là nơi ở, nơi cư ngụ). Huyệt là nơi mà qua đó mạch Âm duy, kinh Túc Thái âm Tỳ , kinh Túc Quyết âm Can cùng đổ về và vào bụng, nối Tỳ thêm với Tâm, Phế. Nên gọi là Phủ xá ( nơi các kinh mạch đổ về).
18:12 21/12/2015
PHÚC AI ( Fú ài - Fou Hai - Fou Ngáe). Huyệt thứ 16 thuộc Tỳ kinh ( SP 16). Tên gọi: Phúc ( có nghĩa là bụng); Ai ( có nghĩa là đau thương ai oán, cũng còn có ý yêu thương che chở). Phúc ai là chỉ về vùng bụng bọc lấy trường vị , là nơi cư ngụ của Thổ khí, cần thêm sự yêu thương che chở để tránh trong bụng đau đớn, huyệt lại chữa được bệnh trong bụng đau đớn có hiệu quả nên gọi là Phúc ai.
17:26 17/12/2015
PHONG LONG ( Fènglóng - Fong Long). Huyệt thứ 40 thuộc Vị kinh ( S 40). Tên gọi: Phong ( có nghĩa là lớn, thịnh vượng, giàu có); Long ( có nghĩa là đầy ùn, đầy đặn, lại lớn lao, ụ lớn). Kinh Túc Dương minh vị là kinh khí nhiều và huyết nhiều, phong phú nhất. Hơn thế nữa, huyệt ở nơi có nhiều cơ quanh đó nổi lên khi vểnh bàn chân qua lại. Cho nên gọi là Phong long ( giàu và thịnh vượng).
18:53 03/12/2015
THỔ BỐI MẪU (Bulbus Fritillariae) Thổ Bối mẫu dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh Bulbus pseudolarix Pseudolarix Kaempferi Gord. – Pinaceae . Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XI - Trừ đàm.
16:09 03/12/2015
NHẬT NGUYỆT ( Rìyuè - Je Iue). Huyệt thứ 24 thuộc Đởm kinh ( G 24). Tên gọi: Nhật ( có nghĩa là mặt trời); Nguyệt ( có nghĩa là mặt trăng). Huyệt là Mộ huyệt của Đởm kinh, biểu hiện những rối loạn liên quan tới Đởm, Đởm là cơ quan chủ về quyết đoán. Đặc biệt của sự quyết đoán tức là rõ ràng và dứt khoát được viết tức là Minh ( 明 ); một sự kết hợp các đặc điểm cho mặt trời ( 日 ) và mặt trăng ( 月 ) cùng hợp lại với nhau.
16:25 15/09/2015
KỲ MÔN ( Qìmén - Tchi Menn). Huyệt thứ 14 thuộc Can kinh ( Liv 14). Tên gọi: Kỳ ( có nghĩa là kỳ hẹn, chu kỳ); Môn ( có nghĩa là cái cửa). Huyệt ở bên thân mình, đó cũng là nơi khí đến và đi. Sự lưu thông của khí và huyết của các kinh bắt đầu từ Vân môn đi ngang qua Phế, Đại trường, Vị, Tỳ, Tâm, Tiểu trường, Bàng quang, Thận, Tâm bào lạc, Tam tiêu, Đởm và Can, cuối cùng chấm dứt ở Kỳ môn. Đó là huyệt cuối cùng nếu tính theo thứ tự trong số huyệt không thay đổi của 12 kinh. Ở cuối cùng chu kỳ kinh khí, nên có tên Kỳ môn.
18:28 22/09/2014
ĐẠI HOÀNH ( Dàhéng - Ta Rong). Huyệt thứ 15 thuộc Tỳ kinh ( Sp15). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, lớn); Hoành ( có nghĩa là đường ngang, ở đây chỉ kết trường ngang của ruột già , nó chạy song song với đường được tạo thành bởi hai huyệt mỗi bên. Những huyệt này nằm ngay trên những phần trên dưới của kết tràng và những biểu hiện rối loạn khác nhau của ruột già, nên có tên là Đại hoành ( đường ngang lớn).
19:56 07/09/2014
CHU VINH ( Zhòuróng) . Huyệt thứ 20 thuộc Tỳ kinh ( Sp 20). Tên gọi: Chu hay Châu ( có nghĩa ở đây là nói toàn bộ cơ thể); Vinh ( có nghĩa là nuôi dưỡng). Huyệt từ Túc Thái âm Tỳ. Tỳ thống trị các cơ nhục và có chức năng kiểm soát sự lưu thông của huyết ( nhiếp huyết) và phân phối những chất cần thiết. Ngoài ra kinh khí khắp toàn bộ cơ thể đến đây trước khi được phân phối thêm nữa để nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể, nên gọi là Chu vinh ( nuôi dưỡng toàn bộ).