.

ĐÁI MẠCH

 19:49 19/09/2014

ĐÁI MẠCH ( Dài mài). Tên khác: Đới mạch. Huyệt thứ 26 thuộc Đởm kinh ( G 26 ). Tên gọi: Đái ( có nghĩa nịt, dây lưng quần); Mạch ( có nghĩa là đương lưu hành của khí huyết. Huyệt nằm ở trên bụng, nơi dây lưng quần đi qua. Do đó có tên Đái mạch

.

ĐÀO ĐẠO

 19:19 19/09/2014

ĐÀO ĐẠO ( Táodào). Huyệt thứ 13 thuộc Đốc mạch ( GV 13). Tên gọi: Đào ( có nghĩa là đồ sành, đồ gốm, mừng rỡ); Đạo ( có nghĩa là con đường hay lối đi). Huyệt có dấu hiệu bất ổn về tinh thần, suy nhược tinh thần, đau đầu, đau cổ. Đốc mạch chi phối phần dương của cơ thể, hỏa khí đi lên qua mạch này giống như khói đi qua ống khói của lò gạch. Do đó mà có tên là Đào đạo.

.

DƯƠNG TRÌ

 16:29 16/09/2014

DƯƠNG TRÌ ( Yángchí). Huyệt thứ 4 thuộc Tam tiêu kinh 9 (TE 4). Tên gọi: Dương ( có nghĩa trái với âm , mặt ngoài của cổ tay được xem như là dương so với âm là trong lòng bàn tay); Trì ( có nghĩa là cái ao, ở đây có nghĩa là lỗ hõm). Huyệt nằm trong chỗ hõm , ở mặt dương của cổ tay. Do đó mà có tên Dương trì

.

CHÍ DƯƠNG

 19:39 04/09/2014

CHÍ DƯƠNG ( Zhìyáng). Huyệt thứ 9 thuộc Đốc mạch ( GV 9). Tên gọi: Chí ( có nghĩa là đến hay đạt đến); Dương ( có nghĩa là nói đến lưng, lưng là mặt dương của cơ thể). Lưng trên là phần dương của mặt dương ở lưng. Kinh đến phần dương của mặt dương ở huyệt này. Do đó có tên là Chí dương.

.

CHÍ ÂM

 19:30 04/09/2014

CHÍ ÂM ( Zhỉyìn) . Huyệt thứ 67 thuộc Bàng quang kinh ( B 67). Tên gọi: Chí ( có nghĩa là cao nhất, cuối cùng, tột đỉnh); Âm ( có nghĩa là ở dưới, nối tiếp với kinh âm). Dòng chảy của Túc Thái dương Bàng quang chấm dứt ở huyệt này, sau đó nó vào Túc Thái âm Thận, huyệt này có ý nghĩa là dương tận mà âm bắt đầu nên gọi là Chí âm.

.

CẤP MẠCH

 11:41 04/09/2014

CẤP MẠCH ( Jímài). Huyệt thứ 12 thuộc Can kinh ( Liv 12). Tên gọi: Cấp ( có nghĩa là nhanh); Mạch ( có nghĩa là đường thông thương khí huyết). Huyệt nằm cách bên giữa của biên giới dưới xương mu 2,5 thốn, nơi rãnh bẹn. Mạch của động mạch đùi ngang qua huyệt này và có thể sờ được mạch đập. Do đó có tên là Cấp mạch.

.

CÂN SÚC

 22:12 03/09/2014

CÂN SÚC ( Jinsuò ). Huyệt thứ 8 thuộc Đốc mạch ( GV 8). Tên gọi: Cân ( có nghĩa là gân); Súc ( có nghĩa là co hay teo lại). Huyệt ở ngang mức Can du, liên hệ với Can, Can thuộc Mộc có liên hệ với Cân. Ngoài ra huyệt này có thể giải quyết được sự teo ( gân, cơ) và những chứng co giật. Do đó có tên là Cân súc.

.

CÁCH QUAN

 21:39 03/09/2014

CÁCH QUAN ( Gèguàn) . Huyệt thứ 46 thuộc Bàng quang kinh ( B46). Tên gọi: Cách ( ở đây nói tới cơ hoành); Quan ( có nghĩa là cái chốt gài ngang cửa). Huyệt này ở ngang bên huyệt Cách du là huyệt tương ứng với cơ hoành, đồng thời nó có dấu hiệu chủ yếu trong các bệnh như nấc cụt, nôn mửa, ợ hơi hoặc những rối loạn kết hợp với cơ hoành khác, nên có tên là Cách quan

.

CAN DU

 11:21 03/09/2014

CAN DU (Gànshù). Huyệt thứ 18 thuộc Bàng quang kinh ( B 18). Tên gọi: Can ( hiểu theo nghĩa giải phẫu là Can); Du ( có nghĩa là huyệt nơi ra vào của khí. Huyệt bên trong tương ứng với gan, là huyệt can khí di chuyển rót về, có tác dụng chữa bệnh của Can, nên gọi là Can du.

.

BỘC THAM

 18:56 30/08/2014

BỘC THAM ( Púcàn Púshèn). Huyệt thứ 61 thuộc Bàng quang kinh (B 61). Tên gọi: Bộc ( có nghĩa là đầy tớ); Tham ( có nghĩa là vào hầu). Ngày xưa khi người đầy tớ hầu việc gặp người chủ của mình buộc phải chào cung kính bằng cách quỳ sát hai chân xuống. Ở vị trí này, huyệt nằm ngay dưới mấu chuyển lớn và bị mấu chuyển lớn ấn ngay vào gót chân, nơi đó gọi là Bộc tham.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây