19:49 19/09/2014
ĐÁI MẠCH ( Dài mài). Tên khác: Đới mạch. Huyệt thứ 26 thuộc Đởm kinh ( G 26 ). Tên gọi: Đái ( có nghĩa nịt, dây lưng quần); Mạch ( có nghĩa là đương lưu hành của khí huyết. Huyệt nằm ở trên bụng, nơi dây lưng quần đi qua. Do đó có tên Đái mạch
21:39 03/09/2014
CÁCH QUAN ( Gèguàn) . Huyệt thứ 46 thuộc Bàng quang kinh ( B46). Tên gọi: Cách ( ở đây nói tới cơ hoành); Quan ( có nghĩa là cái chốt gài ngang cửa). Huyệt này ở ngang bên huyệt Cách du là huyệt tương ứng với cơ hoành, đồng thời nó có dấu hiệu chủ yếu trong các bệnh như nấc cụt, nôn mửa, ợ hơi hoặc những rối loạn kết hợp với cơ hoành khác, nên có tên là Cách quan
11:21 03/09/2014
CAN DU (Gànshù). Huyệt thứ 18 thuộc Bàng quang kinh ( B 18). Tên gọi: Can ( hiểu theo nghĩa giải phẫu là Can); Du ( có nghĩa là huyệt nơi ra vào của khí. Huyệt bên trong tương ứng với gan, là huyệt can khí di chuyển rót về, có tác dụng chữa bệnh của Can, nên gọi là Can du.
18:18 27/08/2014
BẠCH HOÀN DU ( Báihuánshù), Huyệt thứ 30 thuộc Bàng quang kinh ( B 30). Tên gọi: Bạch ( có nghĩa là trắng); Hoàn ( có nghĩa là vòng tròn bằng ngọc); Du ( có nghĩa là nơi ra vào của khí, có nghĩa là huyệt). "Bạch hoàn cốt" theo giải phẫu cổ đại là xương cùng cụt, nơi các nhà đạo sĩ xem chỗ đó quý như ngọc. Huyệt nằm ở vùng gần đó gọi là Bạch hoàn du.
17:50 03/12/2013
Thuật ngữ “Bấm huyệt” được hiểu là dùng ngón tay tác động vào huyệt với các thủ thuật: ấn (huyệt), day (huyệt), điểm (huyệt), bấm (huyệt). Ấn huyệt là dùng đầu ngón tay ấn vào huyệt theo hướng chếch khoảng 450, khoảng 1 phút. Day huyệt là trên cơ sở ấn, di chuyển ngón tay theo hướng tròn trên huyệt khoảng 1 phút. Điểm huyệt là dùng đầu ngón tay tác động vào huyệt theo hướng thẳng đứng (khoảng 900) khoảng 1 phút. Bấm huyệt là dùng móng ngón tay cái tác động mạnh đột ngột vào vùng huyệt rồi nhả ngay.