16:58 05/09/2015
KHÚC TRẠCH ( Qùzé - Tsiou Tsre). Huyệt thứ 3 thuộc Tâm bào kinh ( P 3). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là một cái gì đó cong, ở đây nói đến sự uốn cong của khuỷu tay); Trạch ( có nghĩa là đầm lầy, thường nó rộng và cạn hơn một cái ao) Huyệt thuộc Hợp Thủy của kinh thủ Quyết âm Tâm bào, thường được tượng trưng bởi nước. Khi định vị trí này khuỷu tay được gập cong lại. Do đó mà có tên Khúc trạch.
16:38 05/09/2015
KHÚC TÂN ( Qùbìn - Kou Penn - Tsiou Ping). Huyệt thứ 7 thuộc Đởm kinh ( G 7). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là cong hay chỗ ngoặc); Tân ( có nghĩa là đường chân tóc ở thái dương. Huyệt theo đường cong quay hướng lên phía Suất cốc làm thành một đường cong. Do đó mà có tên Khúc tân.
17:01 03/09/2015
KHÚC SAI ( Qùchà - Qùchài - Tsiou Tchraé - Kou Tcha). HUyệt thứ 4 thuộc Bàng quang kinh ( B 4). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là rẽ hay uốn cong); Sai (có nghĩa là không đều, thất thường). Đường kinh rẽ đột ngột về phía mặt bên của đầu từ Mi xung làm thành một đường cong trước khi đến huyệt này. Do đó mà có tên Khúc sai ( rẽ thất thường).
18:20 31/08/2015
KHỔNG TỐI ( Kongzùi - Krong Tsoe). Huyệt thứ 6 thuộc Phế kinh ( L 6). Tên gọi: Khổng ( có nghĩa là lỗ trống không hoặc lối đi); Tối ( có nghĩa là tụ lại hoặc tốt nhất, một cái gì đó quan trọng nhất). Vào thời xưa, người ta tin rằng huyệt này có tác dụng tốt nhất trong việc chữa bệnh sốt không có mồ hôi. Tuy nhiên huyệt này cũng là nơi khí huyết của kinh Phế tụ tập, châm vào huyệt này có tác dụng tuyên thông Phế khí rất hay, nó có thể giúp phế xua tan tà khí và kiểm soát được việc đóng và mở các lỗ chân lông. Do đó mới có tên là Khổng tối ( đường lối quan trọng nơi tụ tập).
11:21 15/08/2015
HOẠT NHỤC MÔN ( Huáròumén - Roa Yẹou Menn). Huyệt thứ 24 thuộc Vị kinh ( S 24). Tên gọi: Hoạt ( có nghĩa là trơn nhẳn); Nhục ( có nghĩa là thịt, ở đây có ý nói tới lưỡi); Môn ( có nghĩa là cửa, cổng). Châm huyệt này có tác dụng làm cho sự chuyển động tự do của lưỡi trong trường hợp cứng lưỡi. Nó cũng làm cho các cơ của lưỡi được trơn lại. Cho nên được gọi là Hoạt nhục môn.
18:53 10/08/2015
HÒA LIÊU ( Kouhéliáo - Héliáo - Ro Tsiao). Huyệt thứ 19 thuộc Đại trường kinh ( LI 19). Tên gọi: Hòa ( có nghĩa là hạt lúa chưa cắt rơm rạ, nơi có râu mọc ra); Liêu ( có nghĩa là kẽ nứt gần chỗ hõm trong xương nơi răng nanh, chỗ râu mọc). Huyệt nằm ở dưới mũi và trên miệng, dưới mũi có thể ngửi được thức ăn, trên miệng có thể ăn được thức ăn, thường để trị méo miệng và mất khứu giác. Người ta thường phân biệt với huyệt Hòa liêu gần ở tai ( Nhĩ Hòa liêu) thuộc kinh Tam tiêu, nên có tên là Hòa liêu ở mũi (Tỵ Hòa liêu)
22:02 12/10/2014
HIỆP KHÊ ( Xiá xi - Kap Ki). Huyệt thứ 43 thuộc Đởm kinh (G 43). Tên gọi: Hiệp ( có nghĩa là nơi nhỏ và hẹp); Khê ( có nghĩa là khe, dòng nước trong núi không thông ra đâu gọi là khê). Huyệt nằm trong chỗ hõm giữa ngón chân 4 và 5, trên khe của hai ngón chân khép lại với nhau tạo thành một khe rãnh, ở gần giữa đường giới hạn da đen và trắng, phân biệt màu da trên và dưới. Do đó mà có tên là Hiệp khê.
21:56 12/10/2014
HIỆP BẠCH ( Xiá Bái - Sie Po). Huyệt thứ 4 thuộc Phế kinh ( L 4). Tên gọi: Hiệp ( có nghĩa là nén, bóp, ấn, bấm); Bạch ( có nghĩa là trắng. Trắng tượng trưng cho Phế kim. Hiệp bạch vào thời xưa khi định vị trí của huyệt này, người ta thường dùng mực đen bôi cả vào hai đầu vú, rồi ấn tay vào vú, nhờ đó đánh dấu vị trí của huyệt lên trên mặt giữa của cánh tay. Huyệt này nằm ở bờ trong cánh tay trên, dọc theo hai bên phế, Theo ngũ hành Phế sắc trắng, vị trí của huyệt ở hai bên nó, huyệt theo thuyết ngũ hành, ngũ sắc mà có tên Hiệp bạch ( ấn trắng).
21:42 12/10/2014
HẬU KHÊ ( Hoù xí - Reou Tsri). Huyệt thứ 3 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 3). Tên gọi: Hậu ( có nghĩa là sau, phía sau); Khê ( có nghĩa là khe, suối). Huyệt nằm ngay đằng sau đầu nhỏ của xương bàn tay thứ 5, trên cuối nếp gấp ngang của lòng bàn tay, nó cao hơn Tiền cốc. Ngoài ra, vị trí của huyệt này là nơi cơ bắt đầu trở nên nhiều hơn, dồi dào hơn, giồng như nước tích lũy để tạo thành một dòng suối, do đó mà có tên là Hậu khê ( suối sau).
17:24 10/10/2014
HẠ QUAN ( Xià Guàn - Sia Koann). Huyệt thứ 7 thuộc Vị kinh ( S 7). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là phần dưới); Quan có nghĩa là khớp hay khớp nối). Huyệt nằm ở phần dưới của chỗ gặp nhau giữa xương hàm trên và xương hàm dưới mà nó hoạt động, có tác dụng như một cái khớp và làm cho hàm dưới chuyển động. Nên nó có tên là Hạ quan ( khớp dưới).