NHÓM THỨ 3 a) Phối huyệt: Hợp cốc, Phục lưu
b) Hiệu năng: điều hoà doanh vệ, ôn Dương cổ biểu
c) Chủ trị: tự hạn, đạo hạn (mồ hôi trộm), ra nhiều mồ hôi, bị vong Dương; Bụng bị trướng, thủy thũng, ruột sôi, thân thể nhiệt mà không mồ hôi, 6 mạch đều vi tế hoặc mạch phục khó ứng tới đầu ngón tay.
d) Phép châm và cứu: châm Hợp cốc làm ngưng mồ hôi, sâu 8 phân, châm tả, hoặc làm ra mồ hôi, sâu 5 phân, châm bổ, cứu 3 tráng. Châm Phục lưu làm ngưng mồ hôi sâu 3 phân, châm bổ, hoặc làm ra mồ hôi sâu 5 phân, châm tả.
e) Giải phương: Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương minh, có thể thăng, có thể giáng, làm điều hoà Âm Dương. Phục lưu là huyệt Kinh của kinh Túc Thiếu âm, có thể làm sơ thông và điều hoà huyền phủ (lổ mồ hôi), tư Âm cho Thận và đuổi được Thấp tà. Hai huyệt này phối nhau sẽ làm cho doanh vệ được hoà làm dứt được tư hạn, làm cho Âm Dương điều hoà và dứt được đạo hạn. Nếu tà khí xâm nhập vào khí doanh vệ, đến nỗi là cho khí doanh vệ bị thực, tấu lý không khai để rồi uất bế phát nhiệt làm cho không ra được mồ hôi và đuổi được tà.
Nói tóm lại, 2 huyệt này có khả năng làm sơ thông lại có thể làm dừng lại đối với mồ hôi ta gọi đây là phép “dị bệnh đông trị”.
f) Phụ lục: những người thầy châm cứu đều biết rằng đối với việc dùng châm cứu để trị mồ hôi là đã được người xưa nói rất nhiều. Tuy nhiên, trong khi dùng 2 huyệt Phục lưu và Hợp cốc trong việc vừa làm ngưng vừa làm chảy mồ hôi ít được giải thích cặn kẽ. Do đó, qua thực tiễn lâm sàng, tôi đã suy nghĩ rất nhiều, nay xin trình bày như dưới đây:
Hạn là chất “dịch” của Tâm, trong lúc đó Thận chủ về ngũ dịch, đó là cái lý thông thương ai cũng biết. Một vấn đề được đặt ra: tại sao Phục lưu thuộc Thận kinh, Hợp cốc thuộc Đại trường kinh, cả 2 lại có thể làm ngưng mồ hôi lại có thể làm chảy mồ hôi?
Nói 1 cách tổng quát thì:
- Tự hạn phần lớn là do Dương khí bị hư tổn, không giữ bên ngoài được vững chắc, doanh vệ bị mất đi sự điều hoà.
- Đạo hạn phần lớn do ở Âm hư nội nhiệt, mất đi khả năng liễm tàng mà ra.
- Hạn bị bế phần lớn do tà khí của Phong Hàn làm bế tắc, trở ngại các mao Thiếu mà ra. Chúng ta có thể cùng sử dụng 2 huyệt để vừa làm ngưng mồ hội, vừa làm chảy mồ hôi
h) Chỉ hãn (làm ngưng mồ hôi): châm bổ Phục lưu và châm tả Hợp cốc. Phục lưu làm ôn và bổ Thận Dương. Thận Dương là nơi lãnh đạo chung Dương khí của toàn thân con người, nó đóng vai trò bảo vệ bên ngoài để ngăn chặn tà khí. Thận và bàng quang cũng làm biểu lý nhau, bàng quang thuộc Thái dương Hàn Thuỷ, khi Thận Dương sung túc, nó sẽ làm ấm và chưng cất Hàn Thuỷ làm cho khí của Bàng quang hoá lên, thăng lên trên, đạt ra đến khắp chu thân, làm Tỳ Thổ vận hành rất “kiện”, đưa khí “tinh vi” lên để phụng Tâm để hoá thành huyết. Như vậy là Tâm thần được “phụng dưỡng”, tân dịch sẽ được làm tròn vai trò của mình. Chúng ta lại châm tả Hợp cốc, huyệt Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Điều trường, có thể làm “thanh” được nhiệt khí của Dương minh được “thanh sướng”. Vả lại, Phế và Đại trường cùng làm biểu lý cho nhau, Phế chủ bì mao, chủ về “khí” trong toàn thân. Vậy, khi nào khí của phủ (Đại trường) của nó được điều hoà thì Phế tự nhiên được thanh và giáng xuống, trăm mạch được hoà sướng, doanh vệ được điều hoà, tấu lý sẽ được vững và kín, tà khí không tấn công được nữa, mồ hôi làm sao không dứt? Đây là trường hợp Dương hư mà thành chứng tự hạn. Riêng huyệt Phục lưu nếu châm mà thêm cứu nữa đó là bổ Thận Dương, còn nếu châm mà không cứu đó là “tư” Thận Âm, Thận Âm được sung túc, nó sẽ làm công việc tư Âm giáng hoả. Khi hư Hoả bị hạ và đó là “tư Thận Âm”, Thận Âm được sung túc, nó sẽ “tư Âm giáng Hoả”. Khi hư Hoả bị hạ và khi phù Dương đã quy về căn, đương nhiên hoả ở Tâm sẽ được an. Châm Hợp cốc với vai trò “tả”, đó là làm cho khí Dương minh được sơ sướng, do đó mà Hoả cũng giáng xuống theo. Nội kinh nói: “Âm bình Dương bí, tinh thần được an”. Trên là cái lý giải thích tại sao châm Phục lưu và Hợp cốc mà ngưng được đạo hạn.
i) Phát hạn (làm cho ra mồ hôi): châm tả Phục lưu và châm bổ Hợp cốc.
Khi châm bổ Hợp cốc vừa có thể điều hoà bên trong lại vừa có thể khai mở được bên ngoài. Bên trong nó làm khai thông kinh khí của Dương minh, Phế khí được tiêu giáng, Tam tiêu được thông sướng, tân dịch vận hành, như vậy là Vị khí được hoà, bên trong sẽ được an và tà khí bị đuổi đi... Đối với bên ngoài, huyệt Hợp cốc thiên về Dương, mà khí Dương thì nhẹ, trong, đi lên và đi ra ngoài, nó sẽ làm tán được tà khí đang làm uất ở phần vệ. Trong khi Dương khí ra ngoài, nó sẽ áp bức tà khí ra ngoài như vậy là tà chinh tranh nhau làm cho mồ hôi phải thoát ra, vì thế xem việc châm Hợp cốc ở đây đóng vai trò “quân”.
Khi châm tả Phục lưu là nhằm “tả” cho Hợp cốc, nó sẽ làm sơ thông và điều hoà huyền phủ (lổ mồ hôi), tăng thêm sức mạnh bên trong, ngoài ra nó còn làm công việc “tư” cho Âm của Thận, làm sung cho cái “nguồn” của mồ hôi, phù chính khí, đuổi tà khí. Như vậy là Phục lưu đóng vai trò “thần”,: “quân” và thần hợp sức nhau làm sao tà khí chống lại nổi? Làm sao mồ hôi không ra? Khi mồ hôi ra, tức là tà khí bị đuổi, bệnh sẽ khỏi. Câu “dị bệnh đồng trị” chứng tỏ sự áo diện của phép châm cứu trị liệu, mong quý vị học giả để tâm nghiên cứu sâu hơn.