.

KHÍ XUNG

 19:00 29/08/2015

KHÍ XUNG ( Qìchòng - Tsri Chrong). Huyệt thứ 30 thuộc Vị kinh ( S 30). Tên gọi: Khí ( có nghĩa là năng lượng cần thiết cho sự sống. Ở đây khí chảy vào các kinh ở vùng bẹn); Xung ( có nghĩa là vọt, trút xuống hay đi ngược lên). Huyệt ở vùng bẹn, xuất phát từ bụng. Huyệt biểu hiện sự rối loạn khí ở phía trên, đặc biệt trong khi có thai đau vào buổi sáng. Do đó mà có tên là Khí xung ( khí ngược lên).

.

HỢP CỐC

 17:36 17/08/2015

HỢP CỐC ( Hégu - Ro Kou). Huyệt thứ 4 thuộc Đại trường kinh ( LI 4). Tên gọi: Hợp ( có nghĩa là cùng đổ về một nơi); Cốc ( có nghĩa là hang hay núi có hõm vào hoặc thung lũng, hai bên núi ở giữa có một lối nước chảy cũng gọi là cốc. Vào thời xưa, những phần của cơ thể nơi mà các bắp thịt hội tụ lại một cách dư thừa được nhắc đến như là một "cốc" trong khi những phần có ít bắp thịt thì được nói đến như một "khê". Trong ngữ cảnh này" Cốc" lớn hơn và cạn hơn "Khê". Ở đây " Hợp" có ý nói đến nơi mà các bắp thịt hội tụ lại. Ngoài ra khi ngón cái và ngón trỏ xòe tách ra, nó tương tự như một thung lũng sâu. Do đó mà có tên là Hợp cốc.

.

A.IX. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẰNG ỐNG GIÁC

 15:05 07/03/2014

Ở Việt Nam ta, việc sử dụng ống giác trong điều trị đã trở thành một phương pháp dân gian, được lưu truyền từ lâu đời, được nhiều người ưa thích, được phối hợp trong khi xoa bóp, cạo gió, chích lễ.

hinh minh họa (từ internet)

Chương 18: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: VÀI QUI LUẬT CHO HUẤN LUYỆN VIÊN

 22:20 31/12/2013

Học thì dễ hơn dạy. Thật là dễ dàng nếu bạn chỉ giảng một điều gì cho ai mà không cần người đó hiểu điều ấy hay không, nhưng nếu bạn hướng dẫn thực cẩn thận và dạy một cách vô tư với mong ước là học trò của bạn có thể thấu triệt được môn học, mà luôn luôn chú ý tới cá tính và thói quen của từng cá nhân, thì đó chẳng phải là điều dễ. Dạy Hiệp Khí Ðạo còn đặc biệt khó khăn nữa, bởi lẽ trong khi dạy nó ta phải nâng con người từ thế giới vật chất lên thế giới tâm linh ; ta phải dạy sự hợp nhất thể xác và tinh thần và dắt môn sinh của ta tới trình độ họ có thể đem ứng dụng những điều ta dạy họ vào trong thực tế. Lẽ tất nhiên là ông thầy phải đã thấu hiểu, đã ứng dụng vào thực tế, và đã phải tin tưởng vào điều ông ta dạy. Nếu ta dạy những qui luật của vũ trụ một cách bừa bãi, cũng thể như người mù dắt người mù, thì chẳng thể nào nói trước được là ta sẽ đi vào con đường lầm lẫn nào. Muốn dạy, ta phải mở tầm mắt ta ra cho rộng và chấp nhận hoàn toàn phần trách nhiệm về điều ta làm.

con đường aikido

Chương 10: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: NGỦ

 21:21 31/12/2013

Buổi sáng, muốn tỉnh ngủ hẳn, thì ban đêm bạn phải ngủ say, bởi vì trong khi bạn ngủ thì sức mạnh cơ thể bạn được phục hồi sau một ngày làm việc. Những người không ngủ được, hoặc ngủ ít, nhưng buổi sáng vẫn thức dậy như thường, thì mí mắt nặng như chì, và đầu thì lơ mơ. Đây là những người nằm lì ra trên giường đến phút cuối cùng, chẳng buồn ngủ cũng chẳng tỉnh ngủ hẳn.

94 quy trinh KT YHCT

Quy trinh 42: ĐIỆN CHÂM ĐIỀU TRỊ DI TINH

 15:46 01/12/2013

1. ĐẠI CƯƠNG: - Di tinh là tình trạng bệnh lý của nam giới tự xuất tinh mà không có giao hợp. Tinh dịch tự chảy trong khi ngủ mà không biết hoặc khi đại tiểu tiện tinh dịch ra theo, nếu nặng tinh dịch tự chảy liên tục làm cho người đàn ông suy sụp về thể chất cũng như tinh thần. Nguyên nhân thường do tâm lý chiếm tới 80-90% như mộng tinh, thủ dâm, hoạt tinh kéo dài. Ngoài ra có nguyên nhân khác như bệnh tâm thần, tổn thương cột sống, tổn thương cơ quan sinh dục, viêm u tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu và dương vật hoặc hệ tiết niệu…

94 quy trinh KT YHCT

Quy trinh 40: ĐIỆN CHÂM ĐIỀU TRỊ THỐNG KINH

 15:31 01/12/2013

1. ĐẠI CƯƠNG: - Thống kinh là tr­ước khi có kinh, trong khi có kinh hoặc sau khi có kinh người nữ giới thấy đau nhiều ở bụng dư­ới, th­ường do nguyên nhân cơ năng như do lạnh, tinh thần căng thẳng (stress, tâm lý) và rối loạn nội tiết ở nữ giới tuổi dậy thì, phụ nữ tiền mãn kinh. Ngoài ra do nguyên nhân thực thể nh­ư u xơ tử cung, dị dạng tử cung, u nang buồng trứng… - Theo Y học cổ truyền, do lạnh hoặc do tình chí không th­ư thái làm cho huyết ứ khí trệ ở bào cung mà gây đau. Ngoài ra do khí huyết hư­ nhược cho nên kinh mạch ở bào cung không đ­ược nuôi dư­ỡng đầy đủ nên gây đau.

94 quy trinh KT YHCT

Quy trinh 16: ĐIỆN CHÂM ĐIỀU TRỊ HEN SUYỄN

 07:21 29/11/2013

1. ĐẠI CƯƠNG: - Hen phế quản là một bệnh mà niêm mạc phế quản tăng nhạy cảm với những chất kích thích khác nhau, biểu hiện bằng tắc nghẽn phế quản ngày càng tăng sinh ra khó thở mà người ta gọi là cơn hen. - Theo y học cổ truyền: Hen phế quản là phạm vi của chứng hão suyễn, đàm ẩm là một bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng. - Mục đích của điều trị để cắt cơn hen phế quản khi có cơn và phòng ngừa cơn hen phế quản.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây