ĐỞM DU ( Dănshù - Tann chou). Huyệt thứ 19 thuộc Bàng quang kinh ( B 19). Tên gọi: Đởm ( có nghĩa theo giải phẫu là mật); Du ( có nghĩa là huyệt nói khí ra vào). Huyệt này bên trong tương ứng với Đởm, là nơi đởm khí rót về. Nó biểu hiện dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn của đởm. Cho nên gọi là Đởm du (huyệt mật).
ĐỘC TỴ (Dú bí - Tou pi) . Huyệt thứ 35 thuộc Vị kinh ( S35). Tên gọi: Độc ( có nghĩa là con trâu, con nghé); Tỵ ( có nghĩa là mũi). Huyệt nằm trong chỗ hõm bờ dưới phía ngoài xương đầu gối. Vị trí ở đây giống như mũi con trâu có hõm hai bên tợ như hai lỗ mũi nên gọi là Độc Tỵ
ĐỐC DU ( Dù shù - Tou Chou). Huyệt thứ 16 thuộc Bàng quang kinh ( B 16). Tên gọi: Đốc ( có nghĩa là đốc suất, thống lĩnh); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi kinh khí ra vào). Đốc nói đến Đốc mạch, mạch thống trị các kinh dương, các thầy thuốc ngày xưa cho rằng khí của Đốc mạch rót vào cơ thể qua huyệt này. Do đó có tên là Đốc du ( huyệt thống trị).
ĐỒNG TỬ LIÊU ( Tóng zí liáo - Trong Tse Tsiao). Huyệt thứ 1 thuộc Đởm kinh (G 1). Tên gọi: Đồng tử ( có nghĩa là con ngươi). Liêu ( có nghĩa là khe hở, đường nứt, khe xương). Huyệt ở phía bên của mắt nơi khe hở xương, từ con ngươi kéo ra nên gọi là Đồng tử liêu.
ĐOÀI ĐOAN ( Dùi Duàn - Tóe Toann). Huyệt thứ 27 thuộc Đốc mạch ( GV 27). Tên goi: Đoài (có nghĩa là một trong tám quẻ ( bát quái). Trong tiếng Trung Quốc cổ có nghĩa là môi hay miệng); Đoan ( có nghĩa là ngay thẳng, đầu môi, phần nhô lên nhất). Huyệt nằm trên chỗ lồi gò giữa môi trên, nên gọi là Đoài đoan.
ĐỊA THƯƠNG ( Di càng). Huyệt thứ 4 thuộc Vị kinh ( S 4). Tên gọi: Địa ( có nghĩa là đất, ở dưới, ở phần dưới của mặt, phần dưới gọi là địa); Thương ( có nghĩa là nơi cất giữ thóc lúa). Đất cung cấp cho con người nhiều loại thực phẩm khác nhau được xem như là thức ăn đưa qua miệng và chứa đựng trong dạ dày ví như một cái kho cho nên có tên là Địa thương ( kho chứa đồ từ đất).
ĐỊA NGŨ HỘI ( Dì Wũ Hui - Ti Wou Roé). Huyệt thứ 42 thuộc Đởm kinh (G 42). Tên gọi: Địa ( có nghĩa là đất , ở đây nói tới bàn chân); Ngũ ( có nghĩa là năm ngón chân của bàn chân); Hội ( có nghĩa là gặp nhau). Châm huyệt này có thể chữa trị được sự sưng đỏ của bàn chân và những ngón bị đau, những tình trạng bệnh lý nơi chân khó đặt vững vàng bàn chân trên đất hoặc khó để năm ngón chân chạm trên mặt đất. Do đó mà có tên Địa ngũ hội.
ĐỊA CƠ ( Dì Jì - Ti Tsi). Huyệt thứ 8 thuộc Tỳ kinh ( Sp 8). Tên gọi: Địa ( có nghĩa là đất); Cơ (có nghĩa là thay đổi). Châm vào huyệt này có khả năng tăng cường và nuôi dưỡng khí huyết trong cơ thể. Việc thúc đẩy sự thay đổi mãnh liệt và đời sống trên trái đất đều phụ thuộc vào khí của thiên địa, đó là năng lượng thiết yếu. Do đó mà có tên là Địa cơ ( sự thay đổi của địa khí).
ĐIỀU KHẨU ( TiáoKou - Tiao Kreou). Huyệt thứ 38 thuộc Vị kinh (S 38). Tên gọi: Điều ( có nghĩa là hẹp mà dài); Khẩu ( có nghĩa là cái miệng). Khi định vị trí huyệt này, bảo bệnh nhân ngồi để gót chân trên đất nhưng các ngón chân vểnh quay hướng lên. Ở trong tư thế này, một chỗ hõm có thể xuất hiện trong cơ của vùng huyệt. Chỗ hõm này trông giống như cái miệng hẹp và dài theo thớ cơ. Nên có tên là Điều khẩu ( miệng hẹp dài).
ĐẦU LÂM KHẤP ( Tóulínqì - Linn Tsri, Lam Iap). Huyệt thứ 15 thuộc Đởm kinh ( G 15).Tên gọi: Lâm ( có nghĩa là ở trên soi xuống, kiểm soát); Khấp ( có nghĩa là nước mắt). Huyệt ở chân tóc trán, ngay con ngươi 0,5 thốn bên trong đường chân tóc. Đặc biệt nó có tác dụng trong chẩn trị, hạn chế nước mắt quá nhiều do rối loạn ở mắt. Vì thế mà có tên là Lâm khấp. Gọi là Đầu lâm khấp để phân biệt với Túc lâm khấp ở chân.