Ô TẶC CỐT ( Os Sepiae seu Sepiellae) Ô tặc cốt tức Mai mực còn có Hải phiêu tiêu dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là mai con Mực ( Sepia esculenta Hoyle hay Sepiella maidroni de Rochebrune) thuộc họ Mực ( Sepiidae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXII - Hóa thấp tiêu đạo.
Tên khác: Ô rô nước. Acanthus ilicifolius L., thuộc họ Ô rô - Acanthaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IX - Thanh nhiệt táo thấp.
Ô MAI ( Fructus Prunl Mume) Ô mai còn gọi là Hạnh, Khổ hạnh nhân, Abricotier ( Pháp) dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với nguyên tên là Mai thực, là quả gần chín của cây Mơ ( Prunus Mume (Sieb et Zuce) được gia công chế biến phơi hay sấy khô, cây Mơ thuộc họ Hoa Hồng ( Rosaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIII - Thu liễm cố sáp.
Ô DƯỢC ( Radix linderae strychnifoliae) Ô dược hay Thiên thai ô dược dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Bản thảo thập di" là rễ phơi hay sấy khô của cây Thiên thai Ô dược Lindera Strychnifolia ( Sieb et Zucc ) hay cây Dầu đắng ( Ô dược nam) Lindera myrrha ( Lour) đều thuộc họ Long não ( Lauraceae). Ngoài ra, ở nước ta và Trung quốc còn có loại Vệ châu Ô dược Cocculus laurifolius DC thuộc họ Tiết dê ( Menispermaceae).Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVI - Hành khí.
Ô đầu (Radix Aconiti) còn gọi Xuyên ô, Thảo ô là rễ củ mẹ của cây Ô đầu. Tính vị qui kinh cùng tác dụng gần như nhau. Ô ĐẦU Tên khoa học Radix Aconiti Aconitum carmichaeli Debeaux , A.fortunei Hemsl. - Họ Ranunculaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIX - Dùng ngoài.
Danh mục thuốc đông y , thuốc từ dược liệu lần VI ( theo Thông tư số 40/2013/TT- BYT). Phúc Tâm Đường xin giới thiệu tài liệu để các bạn tham khảo dược liệu vần Ô có 05 vị: