PHỤC THẦN Tên vị thuốc: Phục thần Tên khoa học: Poria cocos ( Schw.) Wolf – Họ Polyporaceae Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIV - An thần.
PHÚC BỒN TỬ. Tên khoa học Fructus Rubi alceaefolii Rubus alcaefolius Poir. – Họ Rosaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIII - Thu liễm cố sáp. Phúc bồn tử còn gọi là Điền bào, Ông nữu, Sinh nãi mẫu; là thuốc y học cổ truyền có tác dụng bình bổ can thận thường gặp, được Danh y biệt lục xếp vào hạng thượng phẩm.
PHỤ TỬ (Radix Aconiti Camichaeli) Phụ tử là rễ củ con của cây Ô đầu (Aconitum Camichaeli Debx.) còn có tên khoa học là Aconitum sinense Paxt, thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm V - Hồi dương cứu nghịch.
PHÙ BÌNH ( Herba Lemnae seu Spirodelae) Là toàn cây Phù bình ( Spirodela polyrhiza Schleid) khác với vị Bèo cái hoặc còn gọi là Đại phù bình, Bèo tía, Bèo ván. Tên khoa học là Pista stratiotes L. thuộc họ Ráy (Araceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm II - Phát tán phong nhiệt.
PHÒNG PHONG ( Radix Ledebouriellae Sesloidis) Phòng phong dùng rễ làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Có nhiều loại phòng phong như Xuyên phòng phong, Thiên phòng phong ( Đông phòng phong, Bàng phong), Văn phòng phong ( Trúc diệp phòng phong) và nhiều loại khác thuộc họ Hoa tán ( Umbelliferae) nên khi nghiên cứu cần được chú ý. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.
PHÒNG KỶ (Radix Stephaniae Tetrandrae) Phấn Phòng kỷ còn gọi là Hán Phòng kỷ, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, là rễ phơi hay sấy khô của cây Phấn Phòng kỷ (Stephania tetrandra S. Moore) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIX - Thẩm thấp lợi thủy.
Phèn chua có tên khoa học là Alumen, Sulfat Alumino Potassicus, có công thức hóa học là Al2(SO4)3, đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Phèn chua tan trong nước, không tan trong cồn. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIX - Dùng ngoài.
PHẬT THỦ Tên khoa học: Fructus Citri medicae Citrus medica L. var. sarcodactylis (Sieb.) Swingle - Họ Rutaceae. Phật thủ được đặt ở vị trí trang trọng nhất trên mâm ngũ quả ngày Tết. Phật thủ có nhiều cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Ngoài ý nghĩa tâm linh, phật thủ còn có nhiều tác dụng phòng chữa bệnh. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XI - Trừ đàm.
PHAN TẢ DIỆP ( Folium Sennae) Phan tả diệp là lá phơi hay sấy khô của cây Phan tả diệp lá hẹp Cassia Angustifolia Vahl hay cây Phan tả diệp lá nhọn Cassia Acutifolia đều thuộc họ Vang ( Cassalpiniaceae), được dùng làm thuốc từ thế kỷ 9 tại các nước Ả rập, đến thời kỳ cận đại mới truyền vào Trung Quốc, có ghi trong sách Trung Quốc Dược học đại tự điển, xuất bản năm 1935 cây Phan tả diệp mọc hoang và được trồng tại các nước nhiệt đới châu Phi, Ấn Độ ( Tây bắc và nam), vùng Ai Cập và dọc lưu vực sông Nil, Ở Trung Quốc có đem giống về trồng ở đảo Vân Nam. Ở nước ta chưa phát hiện cây này nên còn phải nhập của nước ngoài. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXI - Tả hạ, nhuận hạ.
PHÁ CỐ CHỈ ( Fructus Psoraleae Corylifoliae) Phá cố chỉ còn gọi là Bổ cốt chỉ, Hắc cố tử, Hạt đậu miêu, được ghi làm thuốc đầu tiên trong sách Dược tính bản thảo. Hạt chín phơi khô của cây Bổ cốt chi (Psorales corylifolia L.) dùng làm thuốc. Bào chế bỏ tạp chất, dùng sống hoặc tẩm nước muối sao cho hơi phồng, gọi là Diêm Bổ cốt chi, lúc dùng đập vụn. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVII - Bổ dương.