Theo Đông y, phật thủ vị cay, chua và đắng, tính ấm; vào can vị phế. Có tác dụng lý khí hóa đàm, thư can hòa vị chỉ thống. Dùng cho các trường hợp đau tức vùng liên sườn, vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, ho hen phế quản nhiều đờm, khó thở. Liều dùng: 2 - 10g quả khô, dưới dạng nấu, hãm.
Chữa ho đờm, viêm khí quản mạn tính: phật thủ 6g, bán hạ 6g. Sắc uống trong ngày.
Chữa đầy bụng, biếng ăn, nôn mửa: phật thủ 3 - 10g, sắc uống hoặc ngâm rượu.
Rượu phật thủ: phật thủ 30g, rượu trắng 500ml. Ngâm trong 7 - 10 ngày. Mỗi lần uống không quá 40 - 50ml. Dùng cho các trường hợp rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm ức chế...).
Xi-rô phật thủ: phật thủ 15g rửa sạch thái nhỏ, đường trắng lượng thích hợp cho vào trong bình trà, đổ nước sôi hãm uống thay trà. Dùng cho các bệnh nhân đau quặn bụng do đầy hơi trướng bụng.
Cháo phật thủ: phật thủ 10 - 15g, gạo tẻ 60 - 80g. Nấu phật thủ lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.
Chè phật thủ: phật thủ 10g. Rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói.
Chè phật thủ cốc tinh thảo: phật thủ 60g, cốc tinh thảo 15g, chè 3g. Phật thủ, cốc tinh cùng nấu lấy nước, khi đã gần đặc gạn lấy nước vào ấm đã cho chè sẵn. Cho uống ngày 1 ấm, đợt dùng 5 - 7 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm thị thần kinh, thị lực giảm.
Ruột lợn hầm phật thủ: ruột non lợn 1 đoạn, phật thủ 15 - 30g. Ruột lợn làm sạch thái đoạn, nấu với phật thủ, thêm gia vị thích hợp cho ăn. Dùng cho phụ nữ bị huyết trắng khí hư. Tuần dùng 2 - 3 lần, dùng liền trong 2 - 3 tuần.
Lưu ý:
Người âm hư hỏa vượng cần thận trọng khi dùng phật thủ.http://suckhoedoisong.vn TS.
Nguyễn Đức Quang TÀI LIỆU THAM KHẢO THÊM:
Phật thủ - một dược liệu quý
Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, hóa đàm, dùng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau... Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, phật thủ có tác dụng giải trừ sự co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng cường chức năng tiêu hóa. Phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, acid hữu cơ, dầu chanh, glycozit, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu…
Quả Phật thủ và những công dụng ít người biết
(VietQ.vn) - Quả Phật thủ - quả tay Phật ngoài dùng vào việc thờ cúng với mong muốn đem lại sự may mắn, loại quả này còn có nhiều công dụng khác như chế biến thành những món ngon hoặc dùng vào việc chữa bệnh.
Tin tức liên quan: Quả Phật thủ dùng để thờ cúng với mong muốn đem lại sự may mắn.
Về lâm sàng, Phật thủ chủ trị khí trệ ở can vị ngực bụng trướng đau. Phật thủ hương thơm, cay, tán, đắng giáng ôn, thông nên dùng chữa các chứng khí trệ can uất, can vị không hoà tạo nên các chứng hiếp can trướng thống, quản phúc (bụng), lí mẫn, nôn mửa ăn ít. Phật thủ thư can giải uất, trị chứng đàm (đờm) khí giao trở sinh ế cách, chửa tràng nhạc (bệnh lao hạch ở 2 bên cổ).
Theo “Dược tính chỉ nam” Phật thủ còn chữa được cả chứng đi lỵ bị rặn nhiều và chứng đau bụng hoắc loạn. Nhưng chứng lỵ đã lâu mà khí lực quá yếu mệt, không nên dùng nó.
Theo lâm sàng Phật thủ chữa được tính truyền nhiễm của bệnh viêm gan trẻ em. Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi: Phật thủ dùng ngày từ 3 – 6 gam dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Phật thủ rửa sạch, thái thành phiến, phơi khô ngâm với rượu, uống trước bữa ăn, có tác dụng chữa tỳ vị rất tốt.
Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả về nên thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, dùng dần.
- Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra: Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.
- Viêm khí quản mạn tính: Phật thủ khô 6 g, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6 g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống. Phật thủ có thể dùng như một phương thuốc kỳ diệu.
- Ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức: Có thể dùng một trong những phương thuốc sau:
+ Phật thủ tươi 12-15 g (khô 6 g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.
+ Phật thủ khô, huyền hồ sách mỗi thứ 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
+ Phật thủ khô 6 g, thanh bì 9 g, xuyên luyện tử 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15 g, gạo tẻ sao vàng 30 g, sắc nước uống ngày 3 lần.
- Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Phật thủ tươi 100 g (khô 40 g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10 ml.
- Viêm gan truyền nhiễm: Phật thủ khô 9 g; bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1 g, từ trên 10 tuổi thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1 g. Sắc với nước, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày. Một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm phương thuốc này trên 64 bệnh nhân và tất cả đều khỏi bệnh, các triệu chứng bệnh lý giảm rõ rệt trong vòng 4-6 ngày.
- Đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30 g, đương quy 8 g, gừng tươi 6 g, rượu trắng 30 g, thêm chút nước sắc lên, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa huyết trắng ra nhiều: Phật thủ tươi 30 g, ruột non lợn 30 cm (làm sạch), sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Giải say rượu: Phật thủ tươi 30 g, sắc với nước để uống.
Món ăn - bài thuốc từ quả Phật thủ
- Rượu phật thủ: phật thủ 30g, rượu trắng 500ml. Ngâm trong 7-10 ngày. Mỗi lần uống không quá 40-50ml. Dùng cho các trường hợp rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm ức chế...).
- Xi-rô phật thủ: phật thủ 15g rửa sạch thái nhỏ, đường trắng lượng thích hợp cho vào trong bình trà, đổ nước sôi hãm uống thay trà. Dùng cho các bệnh nhân đau quặn bụng do đầy hơi trướng bụng.
- Cháo phật thủ: phật thủ 10-15g, gạo tẻ 60-80g. Nấu phật thủ lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.
- Chè phật thủ: phật thủ 10g. Rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói.
- Chè phật thủ cốc tinh thảo: phật thủ 60g, cốc tinh thảo 15g, chè 3g. Phật thủ, cốc tinh cùng nấu lấy nước, khi đã gần đặc gạn lấy nước vào ấm đã cho chè sẵn. Cho uống ngày 1 ấm, đợt dùng 5-7 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm thị thần kinh, thị lực giảm.
- Ruột lợn hầm phật thủ: ruột non lợn 1 đoạn, phật thủ 15-30g. Ruột lợn làm sạch thái đoạn, nấu với phật thủ, thêm gia vị thích hợp cho ăn. Dùng cho phụ nữ bị huyết trắng khí hư. Tuần dùng 2-3 lần, dùng liền trong 2-3 tuần.
Cách làm mứt ngon từ trái Phật thủ
Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 2 quả phật thủ cỡ vừa, 600g đường, 500ml nước, Đường bột (không bắt buộc).
Cách chế biến: Rửa sạch quả Phật thủ, lau khô, thái thành những miếng hạt lựu có kích thước khoảng 1cm. Sau đó cho vào nồi đế dày, đổ nước gấp đôi lượng miếng Phật thủ đã cho vào nồi, đậy vung và đun sôi.
Khi sôi, nên giảm lửa xuống, mở vung và đun tiếp khoảng 30 – 40 phút, lúc này phần nước sẽ chỉ còn “xăm xắp” với phần phật thủ.
Với những người ăn được đường, cho thêm đường vào nồi, để lửa vừa, dùng thìa gỗ đảo đều để đường thấm kỹ vào phần thịt quả.
Tiếp tục đun cho đến khi nhiệt độ trong nồi đạt khoảng 110 độ C. Miếng phật thủ trở nên trong suốt một mầu vàng thì tắt bếp đi.
Để nguội rồi đổ mứt phật thủ vào hũ sạch, có nắp đậy kín có thể bảo quản trong 1 năm. Nếu thích ăn miếng mứt phật thủ khô hãy để các miếng phật thủ lên giấy thấm, rắc đường bột cho bám đều vào từng miếng mứt phật thủ. Để qua đêm, lúc này đường sẽ bám chặt vào từng miếng mứt. Có thể cất vào hộp kín ăn dần trong 6 tháng. Nguyễn Nam