Dân tộc Việt Nam đã có trên 4.000 năm lịch sử, có nhiều truyền thông xây dựng đất nước, đánh giặc giữ nước, phát triển văn hoá. Nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm phòng bệnh và chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ và đã có một nền y học cổ truyền không ngừng phát triển qua các thời kỳ lịch sử.
Mục đích yêu cầu đào tạo là đào tạo các bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền: công tác tại các viện nghiên cứu y học, khoa y học cổ truyền các bệnh viện trung ương và tỉnh, bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố, nắm được lịch sử nền y học cổ truyền của dân tộc, xây dựng nền y học Việt Nam của Đảng và Chính phủ, nắm được có hệ thống nền y học cổ truyền về các môn lý luận cơ bản, châm cứu học, thuốc, các bài thuốc, khí công, xoa bóp, bệnh học,
V.V.. để có thể thừa kế những kinh nghiệm tốt, khám và chữa các bệnh thuộc các khoa lâm sàng.
Cuốn sách sưu tập những tinh hoa của hơn 800 danh y Trung Quốc đã đem hết tâm huyết, kinh nghiệm cống hiến trên 2 280 phương thuốc. Mỗi một chứng bệnh đều được nêu những cách phát hiện và phương thức thích hợp để chữa trị chúng. Các tác giả lấy vị trí các bộ phận trong cơ thể để làm “cương” và lấy chủ chứng để làm “Mục”.
Mỗi một chứng lại nêu những yếu điểm biện chứng kèm theo những phương thuốc thích hợp.
Bs. Nguyễn Văn Hưởng để lại một khối giấy, không biết bao nhiêu là tờ giấy nhỏ ghi lại những bài thuốc trị bệnh mà Người đã sưu tập từ sáu mươi năm qua.
Em trai của BS. Nguyễn Văn Hưởng là Ông Nguyễn Thừa Nghiệp đã sắp xếp những bài thuốc ấy theo vần ABC. Hễ có tờ nào thì đánh máy tờ ấy; có khi thì toa thuốc, có khi thì bàn sâu về bệnh lý, có khi thì tài liệu hội nghị, có khi thì bài giảng, có trang đọc được đầy đủ, có trang thiếu chữ hay chữ không rõ. Tóm lại đó chỉ là một khối tư liệu như một khối quặng. Người biên soạn lấy khối quặng ấy mà đãi lọc bằng cái rổ kiến thức nhỏ của mình nên chưa chắc đãi hết tinh hoa.
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi là 1 trong những cuốn sách hàng đầu tổng hợp các vị thuốc đang được sử dụng hay đã từng sử dụng hiệu quả hay chỉ là những kinh nghiệm chữa bệnh trên Việt Nam. Cuốn sách viết về nguồn gốc, phân bố, dược tính, thành phần các vị thuốc, các cách sử dụng, kinh nghiệm dùng thuốc…
Aikido, hay Hiệp khí đạo, nổi tiếng với những đòn đánh vặn, bẻ ngược khớp, dùng ít sức mà vẫn giành phần thắng trước những đối thủ có thể hình vượt trội. Mặc dù vậy, đây là một môn võ không khuyến khích việc giao tranh, chủ trương hòa bình. Bởi vậy có thể gọi Aikido là một môn võ của yêu thương
Năm nay cụ đã ngoài 86 tuổi nhưng vẫn minh mẫn, vẫn sống giản dị trong một căn buồng chật hẹp ở 40 phố Bát Đàn, Hà Nội. Hàng ngày cụ vẫn khám chữa bệnh cứu người, vẫn đi dạy học, viết sách, viết báo để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và truyền nghề cho thế hệ sau.
Khi học 214 bộ chữ Hán chúng ta rất khó nhớ và tìm địa chỉ để học và nâng cao ... Phúc tâm đường xin giới thiệu các bạn địa chỉ:
Trong việc học tiếng trung bộ thủ là một yếu tố quan trọng của Hán tự, giúp việc tra cứu Hán tự tương đối dễ dàng vì nhiều chữ được gom thành nhóm có chung một bộ thủ.
Châm cứu là phương pháp chữa bệnh cổ truyền của phương Đông. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, sau khi được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận, châm cứu đã trở thành phương pháp chữa bệnh quốc tế. Năm 1978, NXB Y học đã xuất bản tài liệu Châm cứu học (gồm 2 tập) của tập thể lương y bác sĩ Viện Đông Y do bác sĩ Hoàng Bảo Châu làm tổ trưởng tổ biên soạn. Tài liệu có tác dụng tốt và đã được NXB Y học Matxcơva dịch ra tiếng Nga năm 1988.
Sách “Bệnh học và điều trị nội khoa kết hợp Đông – Tây y” được biên soạn dựa trên chương trình giáo dục của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt. Sách được các nhà giáo giầu kinh nghiệm và tâm huyết với công tác đào tạo biên soạn theo phương châm: kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa học, cập nhật các tiến bộ khoa học, kĩ thuật hiện đại vào thực tiễn Việt Nam.