1. Thầy thuốc dùng tai để nghe tiếng nói, hơi thở, tiếng ho, tiếng nấc của người bệnh. 2 Thầy thuốc dùng mũi để ngửi hơi thở, các chất thải như: phân, nước tiểu, khí hư của bệnh nhân để giúp phân biệt tình trạng bệnh thuộc hư hay thực, bệnh thuộc hàn hay thuộc nhiệt của người bệnh để đề ra phát điều trị phù hợp (thực tế hiện nay thầy thuốc có thể hỏi người bệnh để tiếp nhận các thông tin này)
Thầy thuốc dùng mắt để quan sát thần, sắc, hình thái, mắt mũi, môi, lưỡi, rêu lưỡi của người bệnh để biết tình hình bệnh tật bên trong của cơ thể phản ánh ra bên ngoài.
I. ĐẠI CƯƠNG: Cũng như y học hiện đại, khi một bệnh nhân đến điều trị bằng các phương pháp của y học cổ truyền, các thầy thuốc y học cổ truyền cũng phải thứ tự thực hiện các bước như: 1.Thăm khám bệnh nhân: y học cổ truyền gọi là Tứ chẩn. 2. Chẩn đoán bệnh: y học cổ truyền gọi là chẩn đoán Bát Cương, chẩn đoán tạng phủ, chẩn đoán bệnh danh 3. Đề ra phương pháp điều trị: y học cổ truyền gọi là Pháp điều trị.
Y Miếu Thăng Long, khởi dựng từ thế kỷ 18, là nơi thờ phụng hai vị danh y của Việt Nam - Tuệ Tĩnh và Lê Hữu Trác tôn vinh những giá trị sâu sắc của nền Nho Y. Y Miếu ngày nay đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.