TÔ NGẠNH Thân đã phơi hay sấy khô của cây Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt.), họ Bạc hà (Lamiaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIV - An thai.
TÔ MỘC ( Lignum Sappan) Tô mộc còn có tên là Gỗ vang, Tô phương mộc là gỗ phơi khô của cây Gỗ vang Caesalpinia sappan L. thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết khứ ứ.
PHI DƯƠNG ( Fèi Yáng ) . Huyệt thứ 58 thuộc Bàng quang kinh ( B 58). Tên gọi: Phi ( có nghĩa là bay lên); Dương ( có nghĩa là bay lên, bốc lên). Huyệt là " lạc huyệt " của kinh Túc Thái dương. Khí của Bàng quang có thể đi ngang qua nhanh chóng từ lạc huyệt này đến kinh Thận. Đối với các chi dưới bị yếu, sau khi châm huyệt này bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng, bay bổng so với lúc bị bệnh. Do đó mà có tên Phi dương.
PHẾ DU ( Fèishù - Fei Chou). Huyệt thứ 13 thuộc Bàng quang kinh ( B 13). Tên gọi: Phế ( có nghĩa là Phổi); Du ( có nghĩa là nơi ra vào của khí, huyết). Huyệt sát với phổi, cũng là nơi mà qua đó khí của Phế ngấm vào bề mặt của cơ thể. Chủ yếu có dấu hiệu ở những rối loạn của Phế khí do sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh ngoại sinh. Vì thế mà có tên Phế du ( huyệt phổi).
PHÁCH HỘ (Pòhù - Pro Rou - Pac Fou ). Huyệt thứ 42 thuộc Bàng quang kinh ( B 42). Tên gọi: Phách ( có nghĩa là vía, hễ vật gì tinh khí hết kiệt, chỉ còn hình chất lại đều gọi là phách. Tinh thần tiêu diệt còn lại hình chất gọi là phách); Hộ ( có nghĩa là cửa ngõ. Cửa một cánh gọi là Hộ ( cửa hai cánh gọi là Môn), ở đây có nghĩa là ẩn trú). Huyệt ở ngang với Phế du. "Phế tàng Phách". Nó biểu hiện dấu hiệu bệnh tật thuộc Phế khí , có tác dụng làm ngưng ho, giảm hen suyễn, do đó mà có tên Phách hộ.
TÍA TÔ (Folium Perillae Fructescentis) Dùng lá (Tô diệp), cành (Tô ngạnh), hạt (Tô tử) của cây Tía tô (Perillafrutescens L. Britton) họ Hoa môi (Lamiacae) Vị cay tính ấm qui kinh Phế, Tỳ. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm I - Phát tán phong hàn.
Tiểu mạch còn gọi là phù tiểu mạch, lúa mì. Tiểu mạch rất giàu dinh dưỡng: chứa nhiều hydratcacbon, protid (có đầy đủ các acid amin, đặc biệt là acid glutamic và prolin với hàm lượng cao). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIII - Thu liễm cố sáp.
TIỂU HỔI (Fructus Foeniculi vulgris) Tiểu hồi còn gọi là Tiểu hồi hương dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Dược tính bản thảo là quả chín phơi hay sấy khô của cây Hồi hương có tên thực vật là Foeniculum vulgare Mill. Cây được trồng nhiều ở vùng Sơn Tây, Cam Túc, Liêu Ninh, Nội Mông Trung Quốc. Nước ta chưa có, còn phải nhập hoặc dùng Đại hồi thay thế. Còn có tên là Cốc Hồi hương. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IV - Trừ hàn.
Ố Ế ( Wùyi - Ou I). Huyệt thứ 15 thuộc Vị kinh ( S 15). Tên gọi: Ốc ( có nghĩa là nhà); Ế ( có nghĩa là quạt được làm bằng lông gà). Huyệt nằm trên vùng giữa phổ nơi mà khí đến vùng sâu hơn khi đi qua Khí hộ, Khí phòng và được so sánh với nơi nhà ở ( cư trú) của khí. Huyệt lại nằm mỗi bên ngực, nó được so sánh như một cái quạt mà các nan quạt là các xương sườn. Cho nên gọi là Ố ế ( quạt nhà).
ÔN LƯU ( Wèn lìu - Oenn Leou). Huyệt thứ 7 thuộc Đại trường kinh ( LI 7). Tên gọi: Ôn ( có nghĩa là ấm, chỉ Dương); Lưu ( có nghĩa là lưu thông, chảy vào). Huyệt có tác dụng làm ấm kinh, lưu thông làm xua tan hàn khí, nên có tên Ôn lưu ( làm ấm kinh)