LIỆT KHUYẾT ( Lié què - Lié Tsue). Huyệt thứ 7 thuộc Phế kinh ( L 7). Tên gọi: Liệt ( có nghĩa là tình trạng phân kỳ hay tách ra); Khuyết ( có nghĩa là thiếu đi, chỗ hõm hay khe hổng). Huyệt này ở trên cổ tay nơi mỏm xương quay hình trâm, nơi có lỗ hõm nó được xem như là lỗ hổng khuyết của tay và huyệt này lại là biệt lạc của kinh Thủ Thái âm Phế, từ nơi đó có một nhánh tách ra nối với kinh Thủ Dương minh Đại trường. Do đó mà có tên là Liệt khuyết.
TAM THẤT (Panax notoginseng). Còn gọi là Sâm tam thất dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo cương mục, tập 12 với tên Tam thất, còn có tên khác là Kim bất hoán, Điền thất, sơn thất, Nhân sâm tam thất, là rễ phơi khô của cây Tam thất (Panax notoginseng (burt). F.H.Chen hoặc Panax repens Maxim) thuộc họ Ngũ gia bì ( Araliaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVIII - Chỉ huyết.
TAM LĂNG (Rhizoma Sparganii Stoloniferi) Tam lăng là thân rễ của cây Tam lăng Sparganium Stoloniferum Buch-Ham, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo thập di. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết khứ ứ.
Danh mục thuốc đông y , thuốc từ dược liệu lần VI ( theo Thông tư số 40/2013/TT- BYT). Phúc Tâm Đường xin giới thiệu tài liệu để các bạn tham khảo dược liệu vần T có 65 vị.
LIÊM TUYỀN ( Liánquán - Lienn Tsiuann). Huyệt thứ 23 thuộc Nhâm mạch ( CV 23). Tên gọi: Liêm ( có nghĩa là góc cạnh. Đồ vật có góc cạnh gọi là Liêm, ở đây nói gốc lưỡi); Tuyền ( có nghĩa là suối, ở đây có nghĩa là nước dãi). Huyệt nằm ở gốc cổ - cằm, ở dưới nó là gốc lưỡi. Huyệt dùng để trị các rối loạn ở lưỡi như ngọng, nói khó, nước dãi chảy thì dùng tới nó, cho nên gọi là Liêm tuyền.
LỆ ĐOÀI ( Lì dui - Li Toé). Huyệt thứ 45 thuộc Vị kinh ( S 45). Tên gọi: Lệ ( có nghĩa là nghiêm khắc, ở đây đặc biệt nói tới Vị.); Đoài ( có nghĩa là một quẻ trong Bát quái, có nghĩa là cửa). Huyệt là huyệt "Tỉnh" của kinh Túc Dương minh Vị và là một trong những nơi quan trọng mà phải đi ngang qua đó, nên có tên là Lệ đoài ( cửa cơ bản).
LẬU CỐC ( Lòugu - Leou Kou - Lao You). Huyệt thứ 7 thuộc Tỳ kinh ( SP 7). Tên gọi: Lậu ( có nghĩa là rỉ dột vào hay thấm qua; Cốc ( có nghĩa là thung lũng ở đây nói đến chỗ hõm). Huyệt ở trên mắt cá trong 6 thốn, chỗ hõm ở dưới xương. Kinh mạch của đường kinh này từ đó rỉ thấm phân tán ra. Cho nên gọi là Lậu cốc ( thung lũng rỉ).
SỬ QUÂN TỬ (Semen Quisqualis Indicae) Sử quân tử còn gọi là Sứ quân tử, quả giun, quả nấc, Lưu cầu tử dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Khai bảo bản thảo là nhân chín của quả cây Sử quân tử, tên thực vật là Quisqualis Indica L thuộc họ Bàng (Combretaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXX - Trị giun sán.
SƠN TRA (Fructus Crataegi) Sơn tra là quả chín thái mỏng phơi hay sấy khô của cây Bắc Sơn tra Crataegus pinnatifida Bunge, var major N.E.Br hoặc Nam Sơn tra Crataegus cuneata sieb et Zucc. Dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Bản thảo kinh tập chú" thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXII - Hóa thấp tiêu đạo.
SƠN THÙ ( Fructus Corni Officinalis) Sơn thù còn gọi là Sơn thù du, Thù nhục, Táo bì dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là quả bỏ hột của cây Sơn thù du ( Cornus officinalis Sieb et Zucc.) Nước ta hiện đang còn phải nhập Sơn thù của Trung Quốc. Cây này mọc hoang hoặc được trồng nhiều tại các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Đông, Hà Nam, An Huy, Triết Giang, Tứ Xuyên. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIII - Thu liễm cố sáp.