KIÊN TRINH ( Jiànzhèn - Tsienn Tchenn). Huyệt thứ 9 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 9). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Kiên ( có nghĩa là bình thường hay trái nghĩa với bất bình thường). Huyệt có dấu hiệu ở vai đau và nâng cánh tay khó khăn. Nó có thể đẩy mạnh sự kháng cự của cơ thể để xua tan yếu tố gây bệnh bên ngoài, đẩy mạnh hoạt động chức năng của khớp vai phục hồi nó trở lại bình thường, nên có tên là Kiên trinh ( phục hồi bình thường vai).
Cây nhàu còn gọi là cây ngao hoặc nhàu rừng, nhàu núi (Morinda citrifolia L.). Bộ phận để làm thuốc là vỏ cây, rễ, lá, quả. Các vị thuốc này sau khi thu hái đem phơi khô hoặc sấy khô là được. Vỏ rễ nhàu chứa moridon, acid rubicloric, alizarin α - methyl ether và một số dẫn chất của hợp chất anthraquinon có tác dụng hạ huyết áp mạnh và kéo dài. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế nhẹ đối với hệ thần kinh trung ương.
RAU SAM (Herba portulaxae Oleracere) Cong gọi là Mã xĩ hiện, Mã xĩ thái, dùng toàn cây Rau sam (Portulaca oleraceae L.) thuộc họ Rau Sam (Portulacaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm VII - Thanh nhiệt giải độc.
Tên khác: Ngọc mễ tu. Tên khoa học: Styli et stigmata Maydis Nguồn gốc: Vòi và núm phơi khô của hoa cây Ngô (Zea mays L.), họ Lúa (Poaceae) đã già và cho bắp, râu ngô hái vào lúc thu hoạch Ngô. Ngô được trồng ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIX - Thẩm thấp lợi thủy.
KIÊN TỈNH ( Jiàn Jing - Tsienn Tsing ). Huyệt thứ 21 thuộc Đởm kinh ( G 21). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai hay cùng vai); Tỉnh ( có nghĩa giếng, nói đến chỗ hõm sâu). Huyệt ở trên vai, dưới nó là khoang ngực trống và sâu như một cái giếng nên gọi là Kiên tỉnh.
KIÊN NGUNG ( Jiànyú - Tsienn Lu). Huyệt thứ 15 thuộc Đại trường kinh ( LI 15). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Ngung ( có nghĩa là đầu xương vai). Huyệt này ở đầu xương vai và có biểu hiện ở sự rối loạn vai nên gọi là Kiên ngung ( đầu xương vai).
KIÊN NGOẠI DU ( Jiànwàishù - Tsienn oae Iu). Huyệt thứ 14 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 14). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Ngoại ( có nghĩa là bên ngoài); Du ( là nơi ra vào, ở đây có nghĩa là huyệt. Kiên ngoại có nghĩa là bên ngoài xương vai ở phía trên vai, nói đến huyệt không nằm trên xương vai mặc dù gần với nó. Huyệt này cao hơn biên giới giữa của xương vai, không giống như hai huyệt ( Kiên trung du, Thiên liêu) trước đây nằm trên đó. Do đó mà có tên Kiên ngoại du ( huyệt bên cạnh ngoài xương vai).
RÂU MÈO Tên khoa học: ORTHOSIPHON ARISTATUS (Blume) Miq. Họ: LAMIACEAE Tên khác: cây bông bạc. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIX - Thẩm thấp lợi thủy.
Rau má còn có tên là Tích tuyết thảo. Loại thực vật nầy mọc lan trên mặt đất có lá trông giống như những đồng tiền tròn được xếp nối tiếp nhau nên còn gọi là Liên tiền thảo. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L.) thuộc họ Hoa tán Umbelliferae, là một thứ rau dại ăn được thường mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lủng, bờ mương thuộc những vùng nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Cambuchia, Indonesia, Malasia, Srilanka, Ấn Độ, Pakistan, Madagascar . Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IX - Thanh nhiệt táo thấp.
Danh mục thuốc đông y , thuốc từ dược liệu lần VI ( theo Thông tư số 40/2013/TT- BYT). Phúc Tâm Đường xin giới thiệu tài liệu để các bạn tham khảo dược liệu vần R có 5 vị.