QUA LÂU (Fructus Trichosanthis) Qua lâu nguyên có tên là Qua lâu thực, còn gọi là Dược qua, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục, là quả chín phơi hay sấy khô của cây Qua lâu. Có nhiều loài, tên thực vật khác nhau như Trichosanthes Ririlowii Maxim, Trichosanthes rothrnii Harms, Trichosanthes multiloba Miq v.v.. Nhân của quả chín gọi là Qua lâu nhân, vỏ quả gọi là Qua lâu bì, dùng cả nhân và bì gọi là Toàn qua lâu. Cây Qua lâu còn cho vị thuốc Thiên hoa phấn tức rễ Qua lâu (Radix Trichosanthis). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XI - Trừ đàm.
Danh mục thuốc đông y , thuốc từ dược liệu lần VI ( theo Thông tư số 40/2013/TT- BYT). Phúc Tâm Đường xin giới thiệu tài liệu để các bạn tham khảo dược liệu vần Q có 6 vị.
KHÚC SAI ( Qùchà - Qùchài - Tsiou Tchraé - Kou Tcha). HUyệt thứ 4 thuộc Bàng quang kinh ( B 4). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là rẽ hay uốn cong); Sai (có nghĩa là không đều, thất thường). Đường kinh rẽ đột ngột về phía mặt bên của đầu từ Mi xung làm thành một đường cong trước khi đến huyệt này. Do đó mà có tên Khúc sai ( rẽ thất thường).
KHÚC CỐT ( Qùgu - Kou Kou - Tsiou Kou). Huyệt thứ 2 thuộc Nhâm mạch ( CV 2). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là cong); Cốt ( có nghĩa là xương) Xương mu có hình cong giống như mặt trăng lưỡi liềm. Huyệt nằm ở trên bờ cong xương mu, nên gọi là Khúc cốt.
KHUYẾT BỒN ( Quèpén - Tsiue Penn). Huyệt thứ 12 thuộc Vị kinh ( S 12). Tên gọi: Khuyết ( có nghĩa là bị vỡ mẻ, không được vẹn toàn); Bồn ( có nghĩa là cái chậu, chỗ hõm). Huyệt này ở chính giữa của hố trên đòn, vào giải phẫu ngày xưa người ta gọi hố trên đòn là " Khuyết bồn", nghĩa là hình dạng ở đó trông giống như một cái chậu bị vỡ. Do đó mà có tên là Khuyết bồn.
PHỤC THẦN Tên vị thuốc: Phục thần Tên khoa học: Poria cocos ( Schw.) Wolf – Họ Polyporaceae Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIV - An thần.
PHÚC BỒN TỬ. Tên khoa học Fructus Rubi alceaefolii Rubus alcaefolius Poir. – Họ Rosaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIII - Thu liễm cố sáp. Phúc bồn tử còn gọi là Điền bào, Ông nữu, Sinh nãi mẫu; là thuốc y học cổ truyền có tác dụng bình bổ can thận thường gặp, được Danh y biệt lục xếp vào hạng thượng phẩm.
KHỔNG TỐI ( Kongzùi - Krong Tsoe). Huyệt thứ 6 thuộc Phế kinh ( L 6). Tên gọi: Khổng ( có nghĩa là lỗ trống không hoặc lối đi); Tối ( có nghĩa là tụ lại hoặc tốt nhất, một cái gì đó quan trọng nhất). Vào thời xưa, người ta tin rằng huyệt này có tác dụng tốt nhất trong việc chữa bệnh sốt không có mồ hôi. Tuy nhiên huyệt này cũng là nơi khí huyết của kinh Phế tụ tập, châm vào huyệt này có tác dụng tuyên thông Phế khí rất hay, nó có thể giúp phế xua tan tà khí và kiểm soát được việc đóng và mở các lỗ chân lông. Do đó mới có tên là Khổng tối ( đường lối quan trọng nơi tụ tập).
KHỐ PHÒNG ( KùFáng - Krou Feng). Huyệt thứ 14 thuộc Vị kinh ( S 14). Tên gọi: Khố ( có nghĩa là chứa); Phòng ( có nghĩa là cái buồng, ngăn). Lồng ngực tựa như cái buồng chứa Tâm, Phế. Phế khí đi từ Khí hộ đi vào phần sâu của phổi, nó được giữ lại ở đây. Do đó mà có tên là Khố phòng ( nhà kho).
KHÍCH MON ( Xìmén - Tsri Menn). Huyệt thứ 4 thuộc Tâm bào lạc ( P 4). Tên gọi: Khích ( có nghĩa là chỗ xương thịt giáp nhau, khe hở); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Huyệt được so sánh như một cái cổng, qua đó khí huyết của kinh Thủ Quyết âm Tâm bào ra vào. Do đó mà có tên Khích môn.