KHÍ HẢI DU ( Qìhăishù - Tsri Rae Chou). Huyệt thứ 24 thuộc Bàng quang kinh ( B 24). Tên gọi: Khí hải ( tên của một huyệt ở bụng dưới thuộc Nhâm mạch); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt đối xứng với huyệt Khí hải, là nơi dương khí của cơ thể con người rót về, có quan hệ trực tiếp với nguyên khí con người, châm cứu vào đó để bổ nguyên khí, cho nên có tên là Khi hải du.
KHÍ HẢI ( Qìhăi - Tsri Rae). Huyệt thứ 6 thuộc Nhâm mạch ( CV 6). Tên gọi: Khí ( có nghĩa là nguyên khí bẩm sinh, năng lượng cần thiết cho sự sống); Hải (có nghĩa là biển, nói đến nơi cùng đổ về).. Huyệt ở dưới rốn 1,5 thốn, nó là biển của nguyên khí bẩm sinh, khí ở đây trong tình trạng phong phú nhất và phát triển nhất, là nguồn năng lượng cần cung cấp cho sự sống, nó là huyệt căn bản để bổ toàn thân trong cơ thể, nên gọi là Khí hải.
PHAN TẢ DIỆP ( Folium Sennae) Phan tả diệp là lá phơi hay sấy khô của cây Phan tả diệp lá hẹp Cassia Angustifolia Vahl hay cây Phan tả diệp lá nhọn Cassia Acutifolia đều thuộc họ Vang ( Cassalpiniaceae), được dùng làm thuốc từ thế kỷ 9 tại các nước Ả rập, đến thời kỳ cận đại mới truyền vào Trung Quốc, có ghi trong sách Trung Quốc Dược học đại tự điển, xuất bản năm 1935 cây Phan tả diệp mọc hoang và được trồng tại các nước nhiệt đới châu Phi, Ấn Độ ( Tây bắc và nam), vùng Ai Cập và dọc lưu vực sông Nil, Ở Trung Quốc có đem giống về trồng ở đảo Vân Nam. Ở nước ta chưa phát hiện cây này nên còn phải nhập của nước ngoài. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXI - Tả hạ, nhuận hạ.
PHÁ CỐ CHỈ ( Fructus Psoraleae Corylifoliae) Phá cố chỉ còn gọi là Bổ cốt chỉ, Hắc cố tử, Hạt đậu miêu, được ghi làm thuốc đầu tiên trong sách Dược tính bản thảo. Hạt chín phơi khô của cây Bổ cốt chi (Psorales corylifolia L.) dùng làm thuốc. Bào chế bỏ tạp chất, dùng sống hoặc tẩm nước muối sao cho hơi phồng, gọi là Diêm Bổ cốt chi, lúc dùng đập vụn. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVII - Bổ dương.
Danh mục thuốc đông y , thuốc từ dược liệu lần VI ( theo Thông tư số 40/2013/TT- BYT). Phúc Tâm Đường xin giới thiệu tài liệu để các bạn tham khảo dược liệu vần P có 10 vị:
KHẾ MẠCH ( Chì Mài - Qì mài - Tchre mo). Huyệt thứ 18 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 18). Tên gọi: Khế ( có nghĩa là rồ dại, rối loạn hay co thắt); Mạch ( có nghĩa là một đường khí hoặc đường huyết vận hành. Huyệt nằm trên tĩnh mạch tai, ở bề mặt phía sau, chuyên trị co giật, có thể dùng để chữa sự rối loạn tâm thần hoặc co giật, nên gọi là Khế mạch.
KHÂU KHƯ ( Quìxù - Tsiou Siu). Huyệt thứ 40 thuộc Đởm kinh (G 40). Tên gọi: Khâu ( có nghĩa là cái gò, đống đất nhỏ); Khư ( có nghĩa là cái gò lớn). Huyệt nằm trong chỗ lõm phía trước và bên dưới mắt cá ngoài.
HUYẾT HẢI ( Xuèhăi - Siué Raé). Huyệt thứ 10 thuộc Tỳ kinh ( SP 10). Tên gọi: Huyết ( có nghĩa là máu); Hải ( có nghĩa là biển, nơi các dòng sông tụ họp lại). Huyệt có tác động đến huyết và thúc đẩy chức năng của Tỳ trong việc kiểm soát sự lưu thông như thể làm công tác hướng dẫn nước của các dòng sông nhỏ khác nhau, các con sông này sẽ theo hướng của nó rồi đổ ra biển. Do đó mà có tên là Huyết hải ( biển huyết).
HUYỀN LY ( Xuánlí - Iuann Li - Siuann Li). Huyệt thứ 6 thuộc Đởm kinh ( G 6). Tên gọi: Huyền ( có nghĩa là treo); Ly ( có nghĩa là đúng hay chính xác). Huyệt ở mặt bên của đầu và có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, mờ mắt. Hay nói các khác hơn, huyệt này dùng để phục hồi đúng chức năng bình thường của đầu và các cơ quan của đầu. Do đó mà có tên là Huyền ly.
Ô TẶC CỐT ( Os Sepiae seu Sepiellae) Ô tặc cốt tức Mai mực còn có Hải phiêu tiêu dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là mai con Mực ( Sepia esculenta Hoyle hay Sepiella maidroni de Rochebrune) thuộc họ Mực ( Sepiidae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXII - Hóa thấp tiêu đạo.