Cỏ Mần trầu còn gọi là Ngưu căn thảo, Sam tử thảo, Cỏ chỉ tía,..Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaertn. Cynosurus indica L.) Họ Lúa POACEAE. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IX - Thanh nhiệt táo thấp.
43- 08 MẠN KINH N Folium, Radix, Fructus Viticis Vitex trifolia L. Verbenaceae . Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.
MẠN KINH TỬ Dược liệu là quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Mạn kinh (Vitex trifolia L.) hay cây Mạn kinh đơn diệp (Vitex trifolia L. var simplicifolia Cham.), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm II - Phát tán phong nhiệt.
MẠCH NHA (Fructus Hordei Vulgaris Germinantus) Mạch nha dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Dược tính bản thảo" là hạt lúa mạch Hordeum Vulgare L thuộc họ Lúa (Gramineae) cho lên mầm phơi khô. Nước ta chưa có lúa mạch nên thường dùng Cốc nha (mầm hạt lúa) thay thế hoặc nhập Mạch nha Trung Quốc. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXII - Hóa thấp tiêu đạo.
MẠCH MÔN ( Tuber Ophiopogonis) Còn có tên là Thốn đông, Đại mạch đông, cây Lan tiên, được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên Mạch môn, là rễ, củ phơi hay sấy khô ( Radix Ophiopogoni) của cây Mạch môn ( Ophiopogon Japonicus Ker - Gawl) thuộc họ Hành tỏi ( Liliaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVI - Bổ âm.
GIÁP XA ( Jiáchè - Tsia Tchre). Huyệt thứ 6 thuộc Vị kinh ( S 6). Tên gọi: Giáp ( có nghĩa là mặt bên của mặt hay của hàm dưới. Xa ( có nghĩa là cái xe, hễ cái gì dùng sức xoay vần cho đỡ sức người ta đều gọi là xe ( xa). Ngoài ra " Xa" còn có nghĩa là hàm răng.
GIÁC TÔN ( Jiăo sùn - Tsiao Soun). Huyệt thứ 20 thuộc Tam tiêu kinh (TE 20). Tên gọi: Giác ( có nghĩa là góc của sọ); Tôn ( có nghĩa là cháu, ở đây chỉ những tôn lạc). Huyệt nằm ở góc của vùng thái dương ngay trên đỉnh tai. Một nhánh của tôn lạc xuất phát từ huyệt này và uốn cong xuống dưới má. Do đó có tên là Giác tôn.
GIAO TÍN ( Jiào Xin - Tsiao Sinn). Huyệt thứ 8 thuộc Thận kinh ( K 8). Tên gọi: Giao ( có nghĩa là mối quan hệ cùng nhau, đến, nối, băng qua); Tín ( có nghĩa là chắc chắn, đến kịp lúc). Thời kỳ kinh nguyệt đúng chu kỳ người ta gọi là Nguyệt tín, bởi vì nó đến đều đặn ở một thời gian nào đó. Huyệt có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt đúng với chu kỳ và phục hồi chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường. Do đó có tên là Giao tín.
Ế PHONG ( Yì fèng - I fong). Huyệt thứ 17 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 17). Tên gọi: É ( có nghĩa là cái quạt làm bằng lông gà, người ta tượng trưng giống hình loa tai. Phong ( có nghĩa là gió). Ở đây hàm ý tiếng ồn được gây ra bởi gió. Huyệt nằm ở chỗ hõm sau tai, một nơi được che chở khỏi gió, chủ yếu trị được chứng ù tai, lùng bùng tai như gió thổi vào tai. Do đó mà có tên là Ế phong
MÃ TIỀN (Semen Strychni) Mã tiền tử nguyên tên là Phan mộc miết dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo cương mục-quyển 18, là hạt chín phơi hay sấy khô của cây Mã tiền, có nhiều loại như: Strychnos pierriana A.W.Hill hoặc loại Mã tiền S.nux vomina L. thuộc họ Mã tiền (Longaniaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIX - Dùng ngoài.