HẢI SÀI (Cây Lức) Tên khoa học: Pluchea pteropoda hemslly Họ Cúc (Compositae) Thường mọc ở miền duyên hải. Lá hơi giống lá Cúc tần (Pluchea indicum, họ Cúc) nhưng ngắn hơn. Bộ phận dùng: rễ. Dùng thay rễ Sài hồ bắc (Bupleurum falcatum L, họ Hoa tán Umbelliferae) Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm II - Phát tán phong nhiệt.
Lức, lức cây, Sài hồ nam, Nam sài hồ - Pluchea pteropoda Hemsl; thuộc họ Cúc - Asteraceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm II - Phát tán phong nhiệt.
LONG NHÃN ( Arillus Euphoriae Longanae) Long nhãn nhục được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên gọi là Long nhãn, còn có tên gọi là Quế viên nhục, Ích trí, Lệ chi nô, Á lệ chi. Long nhãn nhục là cùi hạ phơi hay sấy khô nửa chừng của quả cây Long nhãn ( Euphoria longana Lamk, Euphoria longana (Lour) Steud) , thuộc họ Bồ hòn ( Sapindaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXV - Bổ huyết.
LONG NÃO ( Camphora) Long não còn gọi là Chương não, Triều não, Não tử dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo phẩm hội tinh yếu, là tinh thể không màu mùi thơm đặc biệt cất từ thân cành rễ của cây Long não, tên thực vật là Cinnamomum Camphora (L) Presl hoặc Cinnamomum camphora L. Ness et Eberm. ( Laurus Camphora L.) thuộc họ Long não ( Lauraceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IXXIX - Dùng ngoài.
ĐOÀI ĐOAN ( Dùi Duàn - Tóe Toann). Huyệt thứ 27 thuộc Đốc mạch ( GV 27). Tên goi: Đoài (có nghĩa là một trong tám quẻ ( bát quái). Trong tiếng Trung Quốc cổ có nghĩa là môi hay miệng); Đoan ( có nghĩa là ngay thẳng, đầu môi, phần nhô lên nhất). Huyệt nằm trên chỗ lồi gò giữa môi trên, nên gọi là Đoài đoan.
ĐỊA THƯƠNG ( Di càng). Huyệt thứ 4 thuộc Vị kinh ( S 4). Tên gọi: Địa ( có nghĩa là đất, ở dưới, ở phần dưới của mặt, phần dưới gọi là địa); Thương ( có nghĩa là nơi cất giữ thóc lúa). Đất cung cấp cho con người nhiều loại thực phẩm khác nhau được xem như là thức ăn đưa qua miệng và chứa đựng trong dạ dày ví như một cái kho cho nên có tên là Địa thương ( kho chứa đồ từ đất).
ĐỊA NGŨ HỘI ( Dì Wũ Hui - Ti Wou Roé). Huyệt thứ 42 thuộc Đởm kinh (G 42). Tên gọi: Địa ( có nghĩa là đất , ở đây nói tới bàn chân); Ngũ ( có nghĩa là năm ngón chân của bàn chân); Hội ( có nghĩa là gặp nhau). Châm huyệt này có thể chữa trị được sự sưng đỏ của bàn chân và những ngón bị đau, những tình trạng bệnh lý nơi chân khó đặt vững vàng bàn chân trên đất hoặc khó để năm ngón chân chạm trên mặt đất. Do đó mà có tên Địa ngũ hội.
ĐỊA CƠ ( Dì Jì - Ti Tsi). Huyệt thứ 8 thuộc Tỳ kinh ( Sp 8). Tên gọi: Địa ( có nghĩa là đất); Cơ (có nghĩa là thay đổi). Châm vào huyệt này có khả năng tăng cường và nuôi dưỡng khí huyết trong cơ thể. Việc thúc đẩy sự thay đổi mãnh liệt và đời sống trên trái đất đều phụ thuộc vào khí của thiên địa, đó là năng lượng thiết yếu. Do đó mà có tên là Địa cơ ( sự thay đổi của địa khí).
PHÚC TÂM ĐƯỜNG xin giới thiệu đến các bạn một tác phẩm của Thầy Nguyễn Đình Chúc đã dày công tìm hiểu và nghiên cứu địa danh vùng đất " Xứ Nẫu" qua tục ngữ, ca dao:
Tên khoa học: Radix gentianae Tên khác: Lăng Du (Bản Kinh), Thảo Long Đởm, Sơn Lương Đởm (Tục Danh), Đởm Thảo, Khổ Đởm, Quan Âm Thảo, Tà Chi ĐạiPhu, Tà Chi Đại Sĩ (Hòa Hán Dược Khảo), Trì Long Đởm (Nhật Bản). Bộ phận dùng: rễ của cây Long đởm- Gentiana Scabra Gbe, G- manshurica Kitag., Họ Long đởm- Gentianaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IX - Thanh nhiệt táo thấp.