ĐẠI BAO ( Dàbào), Huyệt thứ 21 thuộc Tỳ kinh ( Sp 21). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là chung hay lớn lao); Bao ( có nghĩa là kiểm soát một cái gì đó một cách toàn bộ hay chăm sóc một cái gì). Huyệt Lạc nối chung các lạc mạch khác thuộc kinh Thái âm Tỳ như dạng cái lưới bủa ra chi phối các lạc của kinh âm và kinh dương. Tỳ cũng được xem như rưới khắp các cơ quan tạng phủ và tứ chi, tất cả các mô, các tổ chức của cơ thể chứa đựng chất dinh dưỡng từ Tỳ. Cho nên có tên là Đại bao
ĐÁI MẠCH ( Dài mài). Tên khác: Đới mạch. Huyệt thứ 26 thuộc Đởm kinh ( G 26 ). Tên gọi: Đái ( có nghĩa nịt, dây lưng quần); Mạch ( có nghĩa là đương lưu hành của khí huyết. Huyệt nằm ở trên bụng, nơi dây lưng quần đi qua. Do đó có tên Đái mạch
ĐÀO ĐẠO ( Táodào). Huyệt thứ 13 thuộc Đốc mạch ( GV 13). Tên gọi: Đào ( có nghĩa là đồ sành, đồ gốm, mừng rỡ); Đạo ( có nghĩa là con đường hay lối đi). Huyệt có dấu hiệu bất ổn về tinh thần, suy nhược tinh thần, đau đầu, đau cổ. Đốc mạch chi phối phần dương của cơ thể, hỏa khí đi lên qua mạch này giống như khói đi qua ống khói của lò gạch. Do đó mà có tên là Đào đạo.
KINH GIỚI (Herba seu Flos Schizoneptae Tennuifoliae) Dùng cành, lá, hoa của cây Kinh giới (Elsholtzia cristata Willd họ Hoa môi (Lamiaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm I - Phát tán phong hàn.
KIM TIỀN THẢO (Herba Jinqiancao) Kim tiền thảo còn có tên là Mắt trâu, Đồng tiền lông, Vảy rồng, Mắt rồng, dùng toàn cây làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo cương mục thập di. Có nhiều loại Kim tiền thảo có các tên thực vật như: Glechma longituba (nakai) Kupr, Desmodium styracifolium (osbeck) Merr Hydrocotyle sibthorpiodes Lam.var. batrachium (Hance) Hand- Mazz, Dichondra repens Forst, thuộc họ Hoa cánh bướm Fabaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm VII - Thanh nhiệt giải độc.
KIM NGÂN HOA (Flos Lonicerae Japonicae) Thuốc có nhiều tên gọi như Ngân hoa, Kim ngân hoa, Nhẫn đông, Song hoa, Nhị hoa là hoa của cây Kim ngân (Lonicera Japonica Thumb) thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae). Cây Kim ngân cho các vị thuốc: Hoa Kim ngân (Flos Lonicerae) và cành lá Kim ngân (Caulis cumfolium Lonicerae) có tác dụng tương tự nhưng kém hơn. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm VII - Thanh nhiệt giải độc.
KIM ANH TỬ ( Fructus Rosac Laevigatae) Kim anh tử ccòn gọi là Thích Lê tử, Đường quân tử là quả gỉa hoặc đế hoa chín phơi hay sấy khô của cây Kim anh ( Rosa Laevigata Michx) thuộc họ Hoa Hồng ( Rosaceae). Kim anh tử dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Thục bản thảo. Có tên Kim anh vì quả giả giống cái chén màu vàng. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIII - Thu liễm, cố sáp.
KHƯƠNG HOẠT (Rhizoma et radix Notopterygii) Khương hoạt là rễ và thân rễ ( phần dưới đất) của cây Khương hoạt (Notopterygium incisium Ting Mss) thuộc họ Hoa tán ( Umbelliferae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.
KHƯƠNG HOÀNG ( Rhizoma Curcumae ) Khương hoàng dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo là thân rễ cây Nghệ (Rhizoma curcumae longae). Còn có tên trong sách là Phiến khương hoàng. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết khứ ứ.
KHOẢN ĐÔNG HOA (Flos Tussilagi Farfarae) Khoản đông hoa dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là hoa phơi hay sấy khô của cây Khoản đông, có tên thực vật là Tussilago farfra L. thuộc họa Cúc. Cây Khoản đông mọc ở các tỉnh Hà Nam, Cam Túc, Sơn Tây và Tứ Xuyên Trung Quốc. Nước ta chưa có cây này, còn nhập của Trung Quốc. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XII - Chỉ khái bình suyễn.