CỰ CỐT ( Jùgũ). Huyệt thứ 16 thuộc Đại trường kinh ( LI 16). Tên gọi: Cự ( có nghĩa là một cái gì đó to lên); Cốt ( có nghĩa là xương). Ngày xưa theo giải phẫu cổ gọi xương đòn là Cự cốt. Huyệt này nằm trên chỗ cuối cùng ở bên của vai, nơi đó thường được mang gánh nặng hoặc người ta mang một vật gì đó ở trên vai. Cho nên có tên là Cự cốt ( xương lớn, xương đòn gánh).
CƠ MÔN ( Ji mén). Huyệt thứ 11 thuộc Tỳ kinh (Sp 11). Tên gọi: Cơ ( có nghĩa là cái rổ, cái sàng, cái nia); Môn ( có nghĩa là cửa, nơi ra vào thường xuyên). Khi điểm huyệt này, bảo bệnh nhân gập cong đầu gối ngồi soạt và dang bàn chân ra như thể đang ôm một cái rổ giữa hai đầu gối.
CÔNG TÔN (Gòngsùn ). Huyệt thứ 4 thuộc Tỳ kinh (Sp 4). Tên gọi: Công ( nguyên nghĩa là một hình thức nói có ý tôn trọng đối với viên chức cao cấp); Tôn ( có nghĩa là cháu trai). Vào thời xưa, con trai của Hoàng tử và Công tước thời phong kiến được gọi là Công tôn ( cháu). Huyệt này là huyệt " lạc " nối từ kinh đó với một nhánh khác nên có tên là Công tôn.
CÔN LÔN ( Kùnlún) . Huyệt thứ 60 thuộc Bàng quang kinh ( B 60). "Côn lôn" nguyên gốc là tên một ngọn núi nổi tiếng ở phía tây Trung Quốc, ở đây nói đến một cái gì đó cao và lớn. Huyệt ở sau bên dưới gân cơ mác bên, một nét nổi bật của việc giải phẫu vùng chân bên. Ngoài ra nó còn có biểu hiện những bệnh lý về đầu, đầu là phần cao nhất của cơ thể, do đó mà có tên là Côn lôn.
CHƯƠNG MÔN ( Zhàngmén) . Huyệt thứ 13 thuộc Can kinh ( Liv 13). Tên gọi: Chương ( có nghĩa là rõ rệt, sáng sủa, rõ ràng, văn vẻ, phân minh); Môn ( có nghĩa là cửa). Huyệt thuộc Túc Quyết âm Can kinh, được đại diện bởi màu xanh và mùa xuân, biểu hiện sự sáng sủa. Nơi vùng nghi bệnh được so sánh với cửa ngõ, do đó có tên là Chương môn.
CHU VINH ( Zhòuróng) . Huyệt thứ 20 thuộc Tỳ kinh ( Sp 20). Tên gọi: Chu hay Châu ( có nghĩa ở đây là nói toàn bộ cơ thể); Vinh ( có nghĩa là nuôi dưỡng). Huyệt từ Túc Thái âm Tỳ. Tỳ thống trị các cơ nhục và có chức năng kiểm soát sự lưu thông của huyết ( nhiếp huyết) và phân phối những chất cần thiết. Ngoài ra kinh khí khắp toàn bộ cơ thể đến đây trước khi được phân phối thêm nữa để nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể, nên gọi là Chu vinh ( nuôi dưỡng toàn bộ).
CHÍNH DINH ( Zhèngyíng) . Huyệt thứ 17 thuộc Đởm kinh ( G17). Tên gọi: Chính ( có nghĩa là đúng, chính xác); Dinh ( có nghĩa ở đây là gặp nhau). Huyệt là nơi gặp nhau cuat Túc Thiếu dương Đởm kinh và Dương duy mạch. Do đó gọi là Chính dinh.
CHIẾU HẢI ( Zhàohai). Huyệt thứ 6 thuộc Thận kinh. Tên gọi Chiếu ( có nghĩa là ánh nắng mặt trời hay sự sáng rực rỡ); Hải ( có nghĩa là biển, ở đây nói đến một lỗ hõm lớn). Nếu một người ngồi xếp hai bàn chân, khoanh lại với nhau cùng trên một mặt phẳng, một chỗ hõm xuất hiện ở dưới mắt cá chân trong. Đồng thời huyệt này cũng có tác dụng trong việc chữa trị về sự rối loạn của mắt. Do đó có tên là Chiếu hải
CHÍ THẤT ( Zhìshì) Tên khác: Tinh cung. Huyệt thứ 52 thuộc Bàng quang kinh (B 52). Tên gọi: Chí ( có nghĩa là nơi để tâm vào đó); Thất ( có nghĩa là cái nhà). Huyệt ứng với Thận, " Thận tàng chí". " Thất" ví như nơi kinh khí rót vào. Huyệt là nơi Thận khí rót vào, nó chủ trị bệnh thuộc về Thận nên gọi là Chí thất.
ÍCH TRÍ NHÂN (Fructus Alpiniae Oxyphyllae) Ích trí nhân, lần đầu tiên được ghi trong sách Bản thảo thập di còn gọi là Ích trí tử là hạt chín phơi khô của cây Ích trí (Alppinia oxyphylla Miq.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Lúc chế, bỏ quả chín cho vào chảo sao vỏ cháy, bỏ vỏ lấy nhân, hoặc nhân tẩm nước muối, sao khô gọi là Diêm ích trí nhân. Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVII - Bổ dương.